Bán đất Sell house 24h - Công ty TNHH Xuân Trường Gia: Bán đất -->

Bạn đang xem: Bán đất

[gia]2.800.000.000đồng[/gia]
[diachi]Hàm Thuận Nam[/diachi]
[dientich]25.000m²[/dientich]
[ketcau]Mặt tiền[/ketcau]
[tintuc]
Bán Đất Thôn Lập Sơn, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
Diện tích đất: 25.000 m²
Giá/m²: 110.000/m²
Hướng cửa chính: Tây Nam
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Chiều ngang: 100 m
Chiều dài: 231 m
Diện tích sử dụng: 25.000 m²
Đặc điểm nhà/đất: Đất trồng cây lâu năm.
Thời hạn sử dụng: Đến tháng 5/2056.
-Giao thông thuận tiện đi lại dễ dàng.
Giá bán: 2.800.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11202

Huyện Hàm Thuận Nam cách thành phố Phan Thiết 28 km về phía tây–tây nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 155 km về phía đông, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thành phố Phan Thiết
Phía tây giáp huyện Hàm Tân
Phía tây nam giáp thị xã La Gi
Phía tây bắc giáp huyện Tánh Linh
Phía nam giáp Biển Đông
Phía bắc và đông bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc.
Các dạng địa hình chính của huyện là:
Vùng trung du gồm: xã Hàm Kiệm; xã Hàm Cường; xã Hàm Mỹ; xã Tân Thành.
Vùng miền núi gồm: thị trấn Thuận Nam; xã Mương Mán; xã Hàm Thạnh; xã Tân Lập; xã Hàm Minh; xã Thuận Quý; xã Tân Thuận.
Vùng cao: xã Mỹ Thạnh; xã Hàm Cần.
Sông ngòi: sông Phan, sông Cà Ty, sông La Ngà là những con sông lớn chảy qua địa bàn huyện.
Kinh tế: Hàm Thuận Nam là vùng trồng cây thanh long nhiều nhất tỉnh, trong vòng 15 năm trở đây nhờ có cây Thanh Long mà đời sống bà con trong Huyện tăng lên rõ rệt, nhiều trang trại Thanh Long đã và đang hình thành và phát triển đã làm thay đổi bộ mặt Nông thôn Hàm Thuận Nam, sản phẩm được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU,...Hàm Thuận Nam là địa phương đi đầu trong tỉnh về xóa đói giảm nghèo nhờ cây Thanh Long.
Nền nông nghiệp ngày nay, đang có chiều hướng phát triển tốt, đi từ nên nông nghiệp độc canh sang đa canh, thâm canh, đưa sản phẩm nông nghiệp thành hàng hoá. Bên cạnh đó, những công trình thủy lợi hiện đại được xây dựng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp của vùng ngày càng thuận lợi hơn.
Du lịch: Hiện nay Hàm Thuận Nam đang là một trong những địa phương rất phát triển về du lịch của tỉnh Bình Thuận. Các địa điểm nổi tiếng như khu du lịch Tà Cú, khu du lịch Đồi Sứ, khu du lịch Vườn Đá, khu du lịch Thuận Quý – Khe Gà, khu du lịch Hòn Lan, suối nước nóng Bưng Thị,.... rất thu hút du khách, và các địa danh như Hang Mú, Đá Dăm, Đá Một, Suối Nhum.
Du lịch Hàm Thuận Nam được khai thác du lịch chưa lâu và chưa có nhiều resort, nhiều khu nghỉ mát lớn như ở Mũi Né. Nhưng đấy cũng là một cái hay, vì du khách đến dã ngoại sẽ được thưởng thức những vẻ đẹp còn mang tính nguyên sơ. Biển ở đây rất sạch, xanh biếc. Đi dọc theo bờ biển Tiến Thành, Thuận Quý còn những bãi cát trắng xoá chưa từng in dấu chân của khách thập phương, xen lẫn với những hàng phi lao mát rượi.
Hải đăng Kê Gà với độ cao 65m so với mặt biển, lâu nay vẫn là niềm tự hào của ngành du lịch địa phương. Đây là ngọn hải đăng được kiến trúc sư người Pháp Chnavat thiết kế, xây dựng từ năm 1899 bằng đá hoa cương, có 184 bậc thang xoắn ốc. Đặt chân lên hải đăng, du khách sẽ thu vào tầm mắt, một bên là núi Tà Cú với rừng cây trập trùng, một bên là vùng biển xanh ngắt.
Trang điểm ven bờ cát là những cây hoa sứ cổ thụ không biết có từ bao giờ nở hoa trắng xoá. Khu du lịch Vườn Đá mới khai thác từ năm 2005, cũng là một nét độc đáo riêng. Toạ lạc trên một diện tích 3ha, nó bao gồm những bãi đá gập ghềnh với những đường nét, hình thù kỳ lạ do sóng biển tạc nên qua hàng triệu năm. Khu Vườn Đá có những bungalow xây dựng theo kiến trúc Việt cổ, dân dã và mộc mạc, đưa con người về gần gụi với thiên nhiên.
Trong tương lai, du lịch biển Hàm Thuận Nam còn nhiều tiềm năng rất lớn. Đã có trên một trăm dự án được chấp thuận đầu tư trên khu vực này. Lợi thế càng lớn hơn khi khu bãi biển này tạo thành thế "liên hoàn" với các khu di tích và thắng cảnh lân cận, như dinh Thầy Thiếm ở La Gi, như khu núi Tà Cú với chùa Linh Sơn Trường Thọ và tượng Phật nằm dài 49m và đứng trên đây bạn có thể ngắm nhìn cả một dãy đồng bằng ven biển rộng lớn về hướng Tân Thuận, xa xa là biển Tân Hải (Thị xã La Gi),...


[/tintuc]

[gia]1.850.000.000đồng[/gia]
[diachi]Cần Giuộc[/diachi]
[dientich]110m²[/dientich]
[ketcau]Đất thổ cư[/ketcau]
[tintuc]
Bán Đất khu phố Kim Điền, Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, Long An
Diện tích: 110 m²
Giá/m²: 18,18 triệu/m²
Thửa đất: Tiếp giáp QL50
Mục đích sử dụng: OTD (đất thổ cư sử dụng lâu dài)
Hướng chính: Đông Nam
Tên phân khu: Khu phố Kim Điền
Thửa đất: Lô số 5
Loại hình đất: Đất phân lô
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Tình trạng: Pháp lý tốt, công chứng nhanh
Chiều dài: 27,5m
Chiều rộng mặt tiền: 4m
Hình dáng của mảnh đất: Vuông vức, mặt đất phẳng đẹp
Ngoại quan: Phong thuỷ cực tốt.
(Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh)
Giá bán: 1.850.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Thị trấn Cần Giuộc nằm ở phía bắc huyện Cần Giuộc, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp các xã Long Hậu, Phước Lại, Phước Vĩnh Tây
Phía tây giáp xã Mỹ Lộc
Phía nam giáp xã Long An
Phía bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị trấn Cần Giuộc có diện tích 21,05 km², dân số năm 2018 là 53.877 người, mật độ dân số đạt 2.559 người/km².
Thị trấn Cần Giuộc được thành lập vào tháng 6 năm 1976 trên cơ sở tách 3 ấp: Chợ 1, Chợ 2, Chợ 3 và một phần ấp Hòa Thuận I thuộc xã Trường Bình cũ.
Ngày 27 tháng 4 năm 2015, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định 504/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Cần Giuộc mở rộng (gồm thị trấn Cần Giuộc và một phần các xã Mỹ Lộc, Trường Bình, Tân Kim) là đô thị loại IV.
Năm 2018, thị trấn Cần Giuộc có diện tích 1,38 km², dân số là 11.842 người, mật độ dân số đạt 8.581 người/km², gồm 4 khu phố: 1, 2, 3, 4. Xã Tân Kim được chia thành 7 ấp: Long Phú, Tân Xuân, Tân Phước, Kim Định, Kim Điền, Trị Yên, Thanh Hà.
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 836/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Long An (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
Sáp nhập toàn bộ 9,63 km² diện tích tự nhiên, 28.293 người của xã Tân Kim vào thị trấn Cần Giuộc
Điều chỉnh 8,13 km² diện tích tự nhiên, 11.167 người của xã Trường Bình và 1,91 km² diện tích tự nhiên, 2.575 người của xã Mỹ Lộc vào thị trấn Cần Giuộc.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị trấn Cần Giuộc có 21,05 km² diện tích tự nhiên, dân số là 53.877 người.
Địa lý: Huyện Cần Giuộc nằm ở phía đông nam của tỉnh Long An, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh
Phía tây giáp huyện Bến Lức
Phía nam và tây nam giáp huyện Cần Đước
Phía bắc giáp huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 215,10 km², dân số là 214.914 người, mật độ dân số đạt 999 người/km².
Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long qua Quốc lộ 50, từ Biển Đông qua cửa sông Soài Rạp và hệ thống đường thủy thông thương với các tỉnh phía Nam.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua đang được xây dựng.
Địa hình: Địa hình Cần Giuộc mang đặc trưng của đồng bằng gần cửa sông, tương đối bằng phẳng, song bị chia cắt mạnh bởi sông rạch. Địa hình thấp (cao độ 0,5 – 1,2m so với mặt nước biển), nghiêng đều, lượn sóng nhẹ và thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Sông Rạch Cát (còn gọi sông Cần Giuộc) dài 32 km, chảy qua Cần giuộc theo hướng Bắc – Nam, đổ ra sông Soài Rạp, chia Cần Giuộc ra làm 2 vùng với đặc điểm tự nhiên, kinh tế khác biệt. Vùng thượng có cao độ so với mặt biển 0,8 – 1,2m, địa hình tương đối cao ráo. Hiện nay hầu hết diện tích đã được ngăn mặn nhờ hệ thống công trình thủy lợi đê Trường Long, đê Phước Định Yên và cống – đập Trị Yên, cống – đập Mồng Gà.
Vùng thượng gồm: Thị trấn Cần Giuộc và 7 xã là Long An, Thuận Thành, Phước Lâm, Mỹ Lộc, Phước Hậu, Long Thượng, Phước Lý
Vùng hạ có 7 xã là: Long Phụng, Đông Thạnh, Tân Tập, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây, Phước Lại, Long Hậu. Vùng hạ có cao độ so với mặt nước biển 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên dày đặc. Một số khu vực thấp cục bộ là lòng sông cổ chưa được phù sa bồi lắng lấp đầy, cao độ chỉ 0,2 – 0,4m. Công trình thủy lợi cống, đập Ông Hiếu với tuyến đê dài 11,85 km phục vụ ngăn mặn trữ ngọt cho trên 2.000 ha sản xuất lúa 2 vụ/năm. Còn lại hầu hết diện tích vùng hạ thích hợp cho sản xuất lúa 1 vụ và nuôi thủy sản.
Khí hậu: Cần Giuộc mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa và ảnh hưởng của đại dương nên độ ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày và đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Nắng hầu như quanh năm với tổng số giờ nắng trên dưới 2.700 giờ/năm.
Nhiệt độ không khí hàng năm tương đối cao:
Nhiệt độ trung bình năm là 26,9 °C
Nhiệt độ trung bình mùa khô là 26,5 °C
Nhiệt độ trung bình mùa mưa là 27,3 °C
Tháng nóng nhất là tháng 4 và 5 là 29 °C
Tháng mát nhất là tháng 12 và tháng 1 là 24,7 °C
Nhiệt độ cao nhất trong năm có thể đạt 40 °C và thấp nhất 14 °C.
Một năm chia ra 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 với tổng số lượng mưa chiếm từ 95 – 97% lượng mưa cả năm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9 và tháng 10
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa mùa nầy chỉ chiếm từ 3 – 5% tổng lượng mưa cả năm.
Tổng lượng mưa bình quân 1.200 – 1.400 mm/năm.
Độ ẩm độ không khí trung bình trong năm 82,8%, trong mùa khô độ ẩm tương đối thấp: 78%.
Lượng bốc hơi trung bình 1.204,5 mm/năm.
Chế độ gió theo 2 hướng chính:
Mùa khô thịnh hành gió Đông Bắc
Mùa mưa thịnh hành gió Tây Nam
Hình ảnh thực tế: xtg11196









[/tintuc]

[gia]4.300.000.000đồng[/gia]
[diachi]Tiền Giang[/diachi]
[dientich]2.542,6m²[/dientich]
[ketcau]Đất trống[/ketcau]
[tintuc]
Bán Đất Ấp Bình Hòa A, xã Song Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
Tổng Diện tích: 2.542,6m²
Giá/m²: 1.6 triệu/m²
Mục đích sử dụng: Đất trồng cây lâu năm
Mục đích sử dụng: Sử dụng riêng
Thời hạn sử dụng: 2069
Nguồn gốc đất: Nhận chuyển nhượng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Đặc điểm đất: Đất mặt tiền đường lớn
+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh.
Giá bán: 4.300.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Huyện Chợ Gạo nằm ở phía đông tỉnh Tiền Giang, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Gò Công Tây
Phía tây giáp thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành
Phía nam giáp huyện Tân Phú Đông và huyện Châu Thành, huyện Bình Đại thuộc tỉnh Bến Tre
Phía bắc giáp thành phố Tân An và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Long An.
Huyện có diện tích 235 km² và dân số là 186.803 người (năm 2019). Huyện ly là thị trấn Chợ Gạo nằm trên đường Quốc lộ 50 cách Mỹ Tho 10 km về hướng đông. Nơi đây còn có sông Chợ Gạo là tuyến đường sông huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Tháng 3 năm 1976, Chợ Gạo trở thành huyện của tỉnh Tiền Giang cho đến ngày nay, bao gồm thị trấn Chợ Gạo và 18 xã: An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Đăng Hưng Phước, Hòa Định, Hòa Tịnh, Long Bình Điền, Lương Hòa Lạc, Mỹ Tịnh An, Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Phú Kiết, Quơn Long, Song Bình, Tân Bình Thạnh, Tân Thuận Bình, Thanh Bình, Trung Hòa, Xuân Đông.
Ngày 26 tháng 9 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 28/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, để mở rộng địa giới hành chính thành phố Mỹ Tho; điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Theo đó, điều chỉnh 709,51 ha diện tích tự nhiên và 6.917 nhân khẩu của huyện Chợ Gạo (bao gồm 502,33 ha diện tích tự nhiên và 4.986 nhân khẩu của xã Lương Hòa Lạc; 207,18 ha diện tích tự nhiên và 1.931 nhân khẩu của xã Song Bình) về thành phố Mỹ Tho quản lý. Trong đó, phần diện tích và dân số của xã Lương Hòa Lạc nhập vào xã Đạo Thạnh; phần diện tích và dân số của xã Song Bình nhập vào xã Tân Mỹ Chánh.
Sau khi điều chỉnh, huyện Chợ Gạo còn lại 22.943,39 ha diện tích tự nhiên và 183.241 nhân khẩu, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: thị trấn Chợ Gạo và các xã: An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Đăng Hưng Phước, Hòa Định, Hòa Tịnh, Long Bình Điền, Lương Hòa Lạc, Mỹ Tịnh An, Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Phú Kiết, Quơn Long, Song Bình, Tân Bình Thạnh, Tân Thuận Bình, Thanh Bình, Trung Hòa, Xuân Đông.
1. Phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Chợ Gạo thuộc vùng kinh tế - đô thị trung tâm của tỉnh Tiền Giang (gồm thành phố Mỹ tho, huyện Châu Thành và Chợ Gạo); huyện có 19 đơn vị hành chính - gồm 01 thị trấn và 18 xã, với tổng diện tích tự nhiên 23.139 ha. Cũng như một số huyện khác trong tỉnh, Chợ Gạo là huyện thuần nông, khoảng 80% hộ gia đình là nông dân. Hệ thống đường giao thông trên địa bàn toàn huyện được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo ngày một tốt hơn. 100% các xã trong huyện có đường cho xe ô tô đến được trung tâm của xã; trên 80% các tuyến đường chính đã được nhựa hóa và trên 60% các tuyến đường do xã quản lý đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; công tác cung cấp nước sạch, điện, thông tin liên lạc đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phục vụ cho sản xuất.
Trên diện tích nông nghiệp, Chợ Gạo có 700 ha lúa, nếp Bè; gần 6.600 ha cây thanh long; 6.500 ha vườn dừa; đàn gia súc trên 140.000 con, cùng với trên 6,6 triệu con gia cầm. Đây là những đặc điểm kinh tế của Chợ Gạo ngoài cây lúa, nếp Bè và Thanh long ngày càng có chỗ đứng trên thị trường nông sản.
Chợ Gạo là một trong những địa phương có diện tích thanh long lớn và cho hiệu quả kinh tế cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Huyện có Hợp tác xã thanh long Mỹ Tịnh An và nhiều Tổ hợp tác sản xuất, tiêu thụ trái thanh long.
Ngoài ra, huyện Chợ Gạo cũng có tiềm năng lớn về phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch; phát triển du lịch sinh thái gắn với vùng sông nước ở xã Xuân Đông, các di tích lịch sử, văn hóa (Khu di tích Óc eo, Đền thờ Thủ Khoa Huân...) và du lịch nhà vườn Thanh long (trái cây đặc sản địa phương).
- Về hạ tầng cơ sở
+ Đối với phát triển sản xuất nông nghiệp: được đảm bảo các nhu cầu về nước cho tưới tiêu thông qua hệ thống các cống ngăn mặn, ngăn triều cường hiện có (bao gồm hệ Ngọt hóa Gò Công, hệ Bảo Định); đảm bảo nhu cầu về nước cho sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống cung cấp nước sạch hiện có.
+ Đối với vận chuyển, lưu thông hàng hóa: đảm bảo được thực hiện thông suốt thông qua các tuyến giao thông lớn như Quốc lộ 50 nối liền thành phố Mỹ Tho với các huyện phía Đông và Thành phố Hồ Chí Minh; kênh Chợ Gạo được xem là tuyến đường thủy huyết mạch nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ; Đường Cần Đước - Chợ Gạo khi hoàn thành sẽ tạo cho Chợ Gạo kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi hàng hóa.
- Về mặt bằng đầu tư:
+ Cụm công nghiệp Chợ Gạo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết, có quy mô diện tích 50,4 ha, có đường giao thông cả đường thủy và đường bộ, hiện trạng đường đi đến dự án sử dụng tuyến tránh Quốc lộ 50, đường huyện 25C, đường thủy kênh Chợ Gạo và đường Cần Đước - Chợ Gạo (đường tỉnh 879D) cặp khu quy hoạch đã xây dựng xong.
- Về nguồn lao động: nguồn lao động của huyện khá dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, đã từng bước được đào tạo, nâng cao tay nghề, đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu của các nhà đầu tư - với khoảng 85.000 lao động, kể cả lao động kỹ thuật và cán bộ làm khoa học.
* Giao thông:
Huyện Chợ Gạo có 3 tuyến giao thông huyết mạch: Đường bộ là Quốc lộ 50, nối với Quốc lộ 1A từ thành phố Mỹ Tho, đi qua huyện xuống Gò Công. Đường thủy, nằm cuối hướng Tây của huyện, có kênh Bảo Định chảy theo hướng Nam-Bắc nối với sông Tiền tại thành phố Mỹ Tho, qua sông Vàm Cỏ Đông thuộc Long An; kênh Chợ Gạo, nối với sông Tiền tại vàm rạch Kỳ Hôn, chảy theo hướng Nam - Bắc qua Long An về Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Văn hóa - xã hội
a) Về giáo dục: Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục đảm bảo 100% xã, thị trấn có trường mầm non; tổ chức lại Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật, tổng hợp hướng nghiệp và Trung tâm Dạy nghề của huyện theo chủ trương; xây dựng mới các trường Mẫu giáo, trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
3. Du lịch:
Cảnh quan thiên nhiên của Chợ Gạo rất thích hợp với việc phát triển du lịch sinh thái vườn, sông nước. Huyện Chợ Gạo có các di tích lịch sử như: di tích Óc Eo-Gò Thành ở xã Tân Thuận Bình, giồng Bà Phúc ở xã Song Bình, chùa Bà Kết ở xã Bình Phan, Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Hữu Huân ở xã Hòa Tịnh, Mộ Anh hùng dân tộc Âu Dương Lân ở Phú Kiết và các ngôi đình như Bình Đăng, Phú Kiết, An Lạc; làng nghề bó chổi ở xã Hoà Định, vườn Thanh long (xã Quơn Long), vườn mai vàng (xã Xuân Đông), Niệm Phật đường Liên hoa (xã Xuân Đông), ngôi nhà cổ (xã Lương Hoà Lạc)…
Hình ảnh thực tế: xtg11186





[/tintuc]

[gia]23.000.000.000đồng[/gia]
[diachi]Bình Chánh[/diachi]
[dientich]4331m²[/dientich]
[ketcau]Nhà phố[/ketcau]
[tintuc]
Bán đất Đường Số 6, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích: 4331 m²
Giá/m²: 5,31 triệu/m²
Hướng cửa chính: Đông
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Hình thức sử dụng: Sử dụng riêng
Mục đích sử dụng đất: Đất trồng cây lâu năm.
Nguồn gốc sử dụng: Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất
+ Đang cho thuê 1/2 diện tích với giá 45triệu/ tháng; 1/2 diện tích còn lại đang làm bãi xe tải; Rất phù hợp để làm kho xưởng, nhà máy sx, bãi xe,…
+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh.
Giá bán: 23.000.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Tân Nhựt là một xã thuộc huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Xã Tân Nhựt nằm ở trung tâm huyện Bình Chánh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp xã Tân Kiên
Phía tây giáp các xã Lê Minh Xuân, Bình Lợi và tỉnh Long An
Phía nam giáp thị trấn Tân Túc và tỉnh Long An
Phía bắc giáp quận Bình Tân và xã Lê Minh Xuân.
Xã có diện tích 23,44 km², dân số năm 2021 là 31.772 người, mật độ dân số đạt 1.355 người/km².
Huyện Bình Chánh được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư đông đúc, nằm ở cửa ngõ hành lang chính thức khu vực phía Tây, Tây Bắc và phía Nam thành phố, với nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử,...Đây là huyện có dân số đông nhất cả nước và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 4 cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, thành phố Thủ Đức và quận Bình Tân (theo thống kê dân số năm 2019).
Trước năm 1975, Bình Chánh là một quận trực thuộc tỉnh Gia Định. Sau năm 1975, quận Bình Chánh được đổi thành huyện Bình Chánh trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.
Huyện Bình Chánh nằm trải dài, bao bọc phía tây và một phần phía nam của khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện có vị trí địa lý:
Phía đông giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè với ranh giới là rạch Ông Lớn và rạch Bà Lào
Phía đông bắc giáp Quận 8 và quận Bình Tân
Phía tây giáp các huyện Đức Hòa và Bến Lức thuộc tỉnh Long An
Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Phía bắc giáp huyện Hóc Môn.
Huyện có diện tích 252,56 km², dân số năm 2019 là 705.508 người, mật độ dân số đạt 2.793 người/km².
Bình Chánh là địa bàn có nhiều kênh rạch, nhất là ở nhánh phía nam, tây nam, tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn - Gia Định, huyện Bình Chánh được thành lập, bao gồm quận Bình Chánh, hai xã: Vĩnh Lộc và Bình Hưng Hòa của quận Tân Bình cũ và xã Bình Lợi là phần đất cắt từ xã Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa cũ thời Việt Nam Cộng hòa sáp nhập với nhau).
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên huyện Bình Chánh cũ có từ năm 1975. Lúc này, chính quyền sáp nhập hai xã: An Phú và Phong Đước với nhau, lập nên xã Phong Phú. Như thế, huyện Bình Chánh bao gồm 17 xã: An Lạc, An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Phong Phú, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh trở thành huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 13 tháng 4 năm 1977, thành lập hai xã mới: Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân ở vùng kinh tế mới thuộc huyện Bình Chánh.
Ngày 12 tháng 9 năm 1981, chuyển xã An Lạc thành thị trấn An Lạc.
Ngày 1 tháng 11 năm 1985, chia xã Vĩnh Lộc thành 2 xã: Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B.
Như thế lúc này, huyện Bình Chánh bao gồm thị trấn An Lạc và 19 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
Ngày 05 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP[8] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Chánh để thành lập quận Bình Tân và các phường trực thuộc, thành lập thị trấn Tân Túc thuộc huyện Bình Chánh. Nội dung như sau:
Thành lập quận Bình Tân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh. Quận Bình Tân có 5.188,67 ha diện tích tự nhiên và 254.635 nhân khẩu.
Thành lập thị trấn Tân Túc (thị trấn huyện lị huyện Bình Chánh) trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tân Túc. Thị trấn Tân Túc có 856,41 ha diện tích tự nhiên và 10.939 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận Bình Tân và thành lập thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh còn lại 25.268,56 ha diện tích tự nhiên và 224.165 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Phong Phú, Đa Phước, Qui Đức, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Kiên, Tân Nhựt, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Bình Hưng, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và thị trấn Tân Túc.
Văn hóa: Trong chiến tranh, Bình Chánh là địa bàn có truyền thống yêu nước và đấu tranh dũng cảm. Ngay thế kỷ 19, đây là địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác.
Giai đoạn năm 1931 đến 1945, Trung Huyện là địa bàn hoạt động của Xứ ủy Nam Kỳ, ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Công an Nam Bộ, quân khu 7. Đặc biệt, khu vực cạnh sông Chợ Đệm, thuộc ấp 4, xã Tân Kiên chính là nơi được Xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25 tháng 8 năm 1945.
Ngày 15 tháng 4 năm 1948, Trong trận chống càn tại Láng Le – Bàu Cò quân và dân Bình Chánh đã tạo nên một chiến công hiển hách, chiến công này được ghi vào lịch sử vũ trang của quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm Mậu Thân 1968, Bình Chánh đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4 năm 1975, với thắng lợi này đã giải phóng hoàn toàn đất nước và giành lại độc lập cho dân tộc
Giao thông: Bình Chánh có trục đường cửa ngõ chính phía Tây và phía Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, với các tuyến giao thông quan trọng như:
Cầu Ông Lớn (Bình Hưng, Bình Chánh)
- Quốc lộ 1 kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào trung tâm Thành phố.
- Quốc lộ 50, trục đường chính ở cửa ngõ phía Nam nối từ trung tâm thành phố, đi qua huyện Bình Chánh, đến các tỉnh Long An, Tiền Giang.
- Đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1 đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận ở Quận 7, vượt sông Sài Gòn (qua cầu Phú Mỹ) đến quận 2 và đi Đồng Nai.
- Cao tốc Trung Lương kết nối Thành phố với các tỉnh miền Tây, cao tốc Bến Lức - Long Thành là một phần của đường vành đai 4, kết nối các tỉnh miền Tây và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
- Cao tốc Tân Tạo - Chợ Điệm nối Khu Công nghiệp Tân Tạo (Quận Bình Tân) trực tiếp với cao tốc Trung Lương.
- Tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệp Đức Hoà thuộc tỉnh Long An.
- Dự án tuyến đường sắt đô thị Metro số 3A: Bến Thành - Tân Kiên.
- Dự án tuyến đường sắt đô thị Metro số 5 (đã triển khai): Cầu Sài Gòn - Ngã Tư Bảy Hiền - Quốc lộ 50 (depot Đa Phước) - Bến xe Cần Guộc mới.
Ngoài ra hệ thống sông ngòi của huyện như: sông Cần Giuộc, sông Chợ Đệm, kênh Ngang, kênh Cầu An Hạ, rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom… nối với sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ, đây là tuyến giao thông thủy với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dự án bến xe Miền Tây mới tại Bình Chánh được UBND Thành phố phê duyệt năm 2016, đặt phía Đông Bắc nút giao Nguyễn Văn Linh và Quốc lộ 1, với quy mô diện tích 19,64ha, trong đó, khu vực bến xe khách khoảng 16,674ha, khu vực Deport BRT (xe buýt nhanh) 2,966ha.
Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Chánh đã và đang hình thành nhiều khu đô thị và khu dân cư hiện đại như khu đô thị Nam Phong Eco Park, khu đô thị An Hạ Lotus, khu đô thị Phong Phú, khu đô thị Nam Sài Gòn, khu đô thị Việt Phú Garden, khu đô thị Newlife Bình Chánh, khu đô thị Dương Hồng Garden House, khu đô thị Đại Phúc Green Villas, khu đô thị An Lạc Residence, khu đô thị Investco Green City, khu dân cư Iconic,...
Y tế: Cụm y tế kĩ thuật cao Tân Kiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch với các cơ sở y tế hiện đại:
- Bệnh viện Nhi đồng thành phố
- Bệnh viện Tai Mũi Họng - cơ sở 2
- Bệnh viện Truyền máu Huyết học
- Bệnh viện Ung bướu
- Viện Tim thành phố - cơ sở 2
- Trung tâm Pháp y Thành phố - cơ sở 2
- Trung tâm Xét nghiệm y khoa Thành phố
- Bệnh viện Bình Dân - cơ sở 2
- Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – cơ sở 2
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã được khánh thành và hoạt động từ năm 2017 là một trong những bệnh viện nhi có quy mô lớn nhất khu vực phía Nam. Đây cũng là bệnh viện nhi đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh có y học hạt nhân và khoa xạ trị dành riêng cho trẻ em.
Huyện Bình Chánh có diện tích tự nhiên 25.255,29ha, chiếm 12% diện tích tự nhiên của Thành phố. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất đai huyện Bình Chánh được chia thành các nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa:
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi Holoxen muộn ven các sông, kênh rạch… Có diện tích khoảng 5.797,7ha, chiếm 23% diện tích toàn Huyện, phân bố ở các xã Tây Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Qui Đức, Đa Phước, đất có thành phần cơ giới cấp hạt sét là chủ yếu (45 - 55%), cấp hạt cát cao gấp 2 lần cấp hạt limon; Tỷ lệ cấp hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của thời kỳ bồi đắp phù sa; Trị số pH xấp xỉ 4; Cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+, Mg2+, Na2+, riêng K+ rất thấp; CEC tương đối cao, đạt trị số rất lý tưởng cho việc trồng cây trái; Độ Bazơ cao. Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đây là một loại đất quí hiếm, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên cho việc trồng hoa màu, cây ăn trái.
- Nhóm đất xám:
Đất xám chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù sa cổ (Peistocen muộn). Có diện tích khoảng 3.716,8ha chiếm tỷ lệ 14,7% diện tích đất của huyện, phân bố trên các triền thấp, tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh lộc B từ trung bình đến nặng đất có thành phần cơ giới là đất cát pha thịt nhẹ, kết cấu rời rạc, đất bạc màu do tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn, nếu cải tạo tốt thì rất thích hợp cho việc trồng hoa màu, là nhóm đất lớn nhất và phân bố hầu hết các xã của huyện.
Nhóm đất này thường rất dày, thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt cát trung bình và cát mịn chiếm tỉ lệ rất cao (40 - 50%), cấp hạt sét chiếm (21 - 27%) và có sự gia tăng sét rất rõ tạo thành tầng tích sét. Đất có phản ứng chua, pH (H2O) xấp xỉ 5 và pH (KCl) xấp xỉ 4; Các Cation trao đổi trong tầng đất rất thấp; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo Kali do vậy khi sản xuất phải đầu tư thích hợp về phân bón.
Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu…
Đất phèn:
Nhóm đất này chiếm diện tích 10.508,6ha, chiếm 41,7% diện tích đất của huyện, tập trung ở các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xụân. Đây là vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, nên chỉ thích hợp với những loại cây chịu được phèn mặn như giống lúa chịu phèn, dứa, cây lâm nghiệp, hệ thống thuỷ lợi huyện Hóc Môn - Bắc Bình Chánh hoàn chỉnh được nước ngọt về để rửa phèn do đó có thể thích hợp chuyển sang trồng một số cây ăn trái.
Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm mặn). Trong điều kiện yếm khí đất phèn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ có tầng Pyrite. Khi có quá trình thoát thuỷ, tạo ra môi trường oxy hoá, tầng Pyrite chuyển thành Jarosite làm cho đất chua, đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng.
Tầng sinh phèn và tầng phèn thường rất nông, nhiều nơi phát hiện ngay ở tầng đất mặt, hàm lượng lưu huỳnh và các độc tố Fe2+, Fe3+, Al3+ rất cao. Nhìn chung đất có PH thấp, hàm lượng Cl- và các muối tan rất cao vì đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của nước biển, làm cho đất phèn trở nên phức tạp và diễn biến nhanh chóng theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất cũng như môi trường. Các loại đất phèn có tầng sinh phèn sâu và nhẹ, không còn chịu ảnh hưởng của nước biển và thường có nguồn nước tưới. Hiện nay, đất phèn đã được khai thác trồng lúa 2-3 vụ, rau màu và các loại cây ăn quả.
Ngoài ra, huyện còn có một số loại đất khác nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn phân bố dọc theo hệ thống kênh rạch.
Hình ảnh thực tế: xtg11153






[/tintuc]

[gia]17.200.000.000đồng[/gia]
[diachi]Hóc Môn[/diachi]
[dientich]541m²[/dientich]
[ketcau]Nhà phố[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Đỗ Văn Dậy (Tỉnh lộ 15), xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 541 m²
Giá/m²: 35,12 triệu/m²
Số phòng ngủ: 3 phòng
Số phòng vệ sinh: 2 phòng
Loại hình nhà ở: Nhà mặt phố, mặt tiền
+ Diện tích: 10.55 x 50m (tổng 541.3m²), thổ cư 457m².
+ Vị trí thuận tiện, gần Trung Tâm PCCC và Đội cảnh sát Hóc Môn, gần Siêu Thị, Chợ, Trường Học, đường chính qua Củ Chi, Bình Dương.
+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh, Giảm từ: 19 tỷ xuống 17,2 tỷ
Giá bán: 17.200.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Tân Hiệp là một xã thuộc huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Xã Tân Hiệp có diện tích 11,97 km², dân số năm 2021 là 34.107 người, mật độ dân số đạt 2.849 người/km².
Xã Tân Hiệp được chia thành 5 ấp gồm: Tân Thới 1, Tân Thới 2, Tân Thới 3, Thới Tây 1, Thới Tây 2.
Xã có Chùa Hoằng Pháp được xây dựng từ 1957 khá nổi tiếng.
Tục truyền thời Tây Sơn, tướng quân Trương Văn Đa trên đường chinh phục qua Nam Vang đã có những trận đánh lớn ở cánh đồng xã Tân Hiệp. Quân lính sau trận đánh phần bị thương, phần ở lại để giữ trận địa nên trở thành những người dân lập ấp đầu tiên của xã.
Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Nằm ở cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh, Hóc Môn có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hoàn chỉnh. Sông, kênh rạch cũng là thế mạnh về giao thông đường thủy, tất cả tạo cho huyện một vị trí thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị hóa, hỗ trợ cho nội thành giảm áp lực dân cư đồng thời là vành đai cung cấp thực phẩm cho thành phố.
Ngoài ra huyện Hóc Môn còn sở hữu những địa điểm tham quan như di tích Ngã ba Giồng, 18 thôn vườn trầu Bà Điểm, Bảo tàng Hóc Môn... cùng nhiều di tích tôn giáo khác như: chùa Hoằng Pháp, Chơn Đức Thiền Viện, đền Phan Công Hớn...
Huyện Hóc Môn nằm ở phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương với ranh giới là sông Sài Gòn
Phía tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Phía nam giáp Quận 12, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh
Phía bắc giáp huyện Củ Chi.
Huyện có diện tích 109,17 km², dân số năm 2019 là 542.243 người, mật độ dân số đạt 4.967 người/km².
Huyện Hóc Môn có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Hóc Môn và 11 xã: Bà Điểm, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hóc Môn là một trong 04 quận của tỉnh Gia Định Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè). Đến thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam (1954-1975), quận Hóc Môn tiếp tục thuộc tỉnh Gia Định. Đối với cách mạng tùy theo yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trong từng thời điểm, Hóc Môn có nhiều lần tách nhập, thay đổi ranh giới: từ năm 1954 đến cuối năm 1959, quận Hóc Môn bao gồm 3 quận – huyện là: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay; từ năm 1960 đến năm 1961 tách ra thành 2 quận: Hóc Môn và Củ Chi; từ năm 1961 đến năm 1969, Hóc Môn và Gò Vấp sáp nhập lại thành quận Gò Môn; sau đó nhập thêm một số xã của Củ Chi thành lập phân khu Gò Môn, từ năm 1969 đến năm 1972 phân khu Gò Môn tách ra thành 4 quận nhỏ, trong đó Hóc Môn tách thành 2 quận: Đông Môn và Tây Môn; từ năm 1972 đến năm 1975: Đông Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Môn.
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong khuôn viên chùa
Sau ngày thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975), Hóc Môn là một trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nhận thêm hai xã An Phú Đông và Thạnh Lộc (trước gọi là Thạnh Lộc Thôn) của quận Gò Vấp (cũ); đồng thời đổi tên xã Đông Hưng Tân thành Đông Hưng Thuận, xã Tân Thới Trung thành Tân Xuân và xã Tân Thới Nhứt đổi lại thành Tân Thới Nhất.
Như thế huyện Hóc Môn bao gồm 14 xã: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thạnh Lộc, Thới Tam Thôn, Trung Mỹ Tây, Xuân Thới Sơn và Xuân Thới Thượng.
Ngày 23 tháng 3 năm 1977, thành lập thị trấn Hóc Môn (thị trấn huyện lỵ) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của 3 xã: Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn và Tân Hiệp.
Ngày 27 tháng 8 năm 1988, quyết định 136-HĐBT của Hội Đồng bộ trưởng về việc:
Chia xã Tân Thới Nhất thành 2 xã: Tân Thới Nhất và Bà Điểm
Thành lập xã Tân Chánh Hiệp trên cơ sở phần đất của 2 xã: Đông Hưng Thuận (một phần ấp Hàng Sao và một phần ấp Tân Hưng) và Trung Mỹ (ấp Đông và ấp Tây).
Cuối năm 1996, huyện Hóc Môn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Hóc Môn và 16 xã: Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Tân Xuân, Tân Thới Nhì, Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây.
Ngày 6 tháng 1 năm 1997, tách 5 xã: Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất; 711 ha diện tích tự nhiên và 15.461 nhân khẩu của xã Tân Chánh Hiệp (phần còn lại của xã này được sáp nhập vào xã Thới Tam Thôn) và 273 ha diện tích tự nhiên với 11.332 nhân khẩu của xã Trung Mỹ Tây (phần còn lại của xã này được sáp nhập vào xã Tân Xuân) để thành lập Quận 12.
Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2003/NĐ-CP về việc:
Thành lập xã Trung Chánh trên cơ sở 174,30 ha diện tích tự nhiên và 19.715 nhân khẩu của xã Tân Xuân.
Thành lập xã Xuân Thới Đông trên cơ sở 308,90 ha diện tích tự nhiên và 15.877 nhân khẩu của xã Tân Xuân.
Huyện Hóc Môn có 11 xã và 1 thị trấn như hiện nay.
Hiện nay trên địa bàn huyện đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Sophia Garden, khu đô thị Xuân Thới Sơn... đều nằm ở phía nam huyện và giáp ranh với Quận 12.
Hình ảnh thực tế: xtg11148









[/tintuc]

[gia]40.000.000.000đồng[/gia]
[diachi]Thủ Đức[/diachi]
[dientich]865m²[/dientich]
[ketcau]Biệt thự[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Đường Số 179, Phường Tân Phú (Quận 9 cũ), Thành phố Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 865 m²
Giá/m²: 46,24 triệu/m²
Số phòng ngủ: 9 phòng
Hướng cửa chính: Tây Bắc
Số phòng vệ sinh: Nhiều hơn 6 phòng
Tổng số tầng: 1 tầng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà biệt thự
Tình trạng nội thất: Nhà trống
Chiều ngang: 19 m
Chiều dài: 45 m
Diện tích sử dụng: 865 m²
+ Nhà có thiết kế đẹp mắt, rộng rãi, gồm 9 phòng ngủ, 10 nhà vệ sinh, hồ bơi, hồ cá koi, kiến trúc tân cổ điển, có gara ô tô riêng
+ Giao thông thuận tiện: 10 phút đi xe kết nối với: Vinhomes Grand Park, bệnh viện ung bướu, sân gold Thủ Đức, bến xe Miền Đông mới..
+ Xung quanh đầy đủ tiện ích, khu dân cư an ninh, yên tĩnh, xem nhà là thích ngay
+ Nhà hiện đang có hợp đồng thuê 50tr/th
+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh
Giá bán: 40.000.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Phường Tân Phú nằm ở phía đông bắc thành phố Thủ Đức, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp phường Long Thạnh Mỹ
Phía tây giáp phường Linh Trung
Phía nam giáp các phường Hiệp Phú, Tăng Nhơn Phú A và Long Thạnh Mỹ
Phía bắc giáp phường Long Bình và phường Linh Trung.
Phường có diện tích 4,45 km², dân số năm 2021 là 57.626 người, mật độ dân số đạt 12.949 người/km².
Thành lập thành phố Thủ Đức trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức
Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm.
Thành lập phường An Khánh (mới) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai phường Bình An và Bình Khánh.
Thành phố Thủ Đức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập vào cuối năm 2020 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Ngày 1 tháng 1 năm 2021, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức có hiệu lực, Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ như: Xa lộ Hà Nội, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Đại lộ Phạm Văn Đồng – Quốc lộ 1K. Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội trên địa bàn thành phố cũng đang trong quá trình hoàn thiện.
Hiện nay, thành phố Thủ Đức đang được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng thành một đô thị sáng tạo tương tác cao.
Ý tưởng về khu đô thị sáng tạo do ông Nguyễn Thiện Nhân, lúc bấy giờ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng, hướng đến xây dựng đô thị thông minh, có chất lượng sống, dựa trên nền tảng về thể chế, lợi thế kinh tế, cơ sở hạ tầng thành phố đã có, gồm khu công nghệ cao (Quận 9); làng đại học hơn 80.000 sinh viên, giảng viên (quận Thủ Đức); khu đô thị mới, trung tâm tài chính Thủ Thiêm (Quận 2).
Năm 2018, thành phố đã tổ chức cuộc thi tuyển quốc tế "Ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh", thu hút nhiều chuyên gia quốc tế tham dự. Ngày 23 tháng 11 năm 2019, UBND TP.HCM đã trao giải nhất cho đề án của liên danh hai công ty Sasaki – en City đến từ Mỹ và Singapore.
Cùng với việc thành lập thành phố Thủ Đức, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã phối hợp với đơn vị tư vấn (liên danh công ty Sasaki – enCity) hoàn chỉnh dự thảo của đề án hình thành và phát triển khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP.HCM. Theo đó, đề án xác định các trung tâm đổi mới sáng tạo gồm: Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Trung tâm công nghệ tài chính; Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc - Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; Khu công nghệ cao - Trung tâm sản xuất tự động hóa và Khu công viên khoa học; Khu Đại học Quốc gia thành phố - Trung tâm công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục; Khu Tam Đa, Long Phước - Trung tâm công nghệ sinh thái; Khu Trường Thọ - Đô thị tương lai; Trung tâm kết nối giao thông Vùng Đông Nam Bộ, Khu cảng quốc tế Cát Lái; Trung tâm khởi nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Với hệ thống giao thông được đầu tư phát triển đồng bộ, thuận lợi để kết nối, hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh lân cận, khu vực này được đánh giá rất thuận lợi để phát triển hệ thống mới hạ tầng đô thị, hạ tầng dịch vụ, đặc biệt là ngành logistics phân phối, vận chuyển hàng hóa bằng cách kết nối luồng vận chuyển đa phương thức bao gồm hàng hải (cụm cảng Cái Lái - Phú Hữu), đường sắt, đường bộ (cảng ICD Long Bình đang thực hiện, bến xe miền Đông mới) và đường thủy nội địa.
Hệ sinh thái khởi nghiệp tại khu vực đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, có sự tham gia của nhiều trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, Khu công nghệ cao và Khu Đại học Quốc gia TP.HCM có vị trí chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo của Khu đô thị sáng tạo.
Khu công nghệ cao hiện đã thu hút thành công hơn 10 tập đoàn, công ty công nghệ vào đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao như Intel, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, Nanogen, FPT, Nipro, Datalogic, Samsung... với hàm lượng giá trị tạo ra từ nghiên cứu và phát triển trong cơ cấu giá trị sản phẩm vượt gấp nhiều lần so với sản phẩm từ các khu công nghiệp cả nước.
Khu Đại học Quốc gia TPHCM có cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá hiện đại, tập trung 12 trường đại học, Viện nghiên cứu, cũng là nơi thu hút nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ trên địa bàn TP.HCM mà còn kết nối với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hiện nay, khu vực này đã cơ bản hình thành khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm. Mặt bằng hạ tầng đã sẵn sàng cho đầu tư quy mô lớn với chức năng chính là trung tâm thương mại - tài chính quốc tế, dịch vụ và dân cư hiện đại.
Hình ảnh thực tế: xtg11146




















[/tintuc]