Bán nhà Đỗ Văn Dậy (Tỉnh lộ 15), xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn -->

[gia]17.200.000.000đồng[/gia]
[diachi]Hóc Môn[/diachi]
[dientich]541m²[/dientich]
[ketcau]Nhà phố[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Đỗ Văn Dậy (Tỉnh lộ 15), xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 541 m²
Giá/m²: 35,12 triệu/m²
Số phòng ngủ: 3 phòng
Số phòng vệ sinh: 2 phòng
Loại hình nhà ở: Nhà mặt phố, mặt tiền
+ Diện tích: 10.55 x 50m (tổng 541.3m²), thổ cư 457m².
+ Vị trí thuận tiện, gần Trung Tâm PCCC và Đội cảnh sát Hóc Môn, gần Siêu Thị, Chợ, Trường Học, đường chính qua Củ Chi, Bình Dương.
+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh, Giảm từ: 19 tỷ xuống 17,2 tỷ
Giá bán: 17.200.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Tân Hiệp là một xã thuộc huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Xã Tân Hiệp có diện tích 11,97 km², dân số năm 2021 là 34.107 người, mật độ dân số đạt 2.849 người/km².
Xã Tân Hiệp được chia thành 5 ấp gồm: Tân Thới 1, Tân Thới 2, Tân Thới 3, Thới Tây 1, Thới Tây 2.
Xã có Chùa Hoằng Pháp được xây dựng từ 1957 khá nổi tiếng.
Tục truyền thời Tây Sơn, tướng quân Trương Văn Đa trên đường chinh phục qua Nam Vang đã có những trận đánh lớn ở cánh đồng xã Tân Hiệp. Quân lính sau trận đánh phần bị thương, phần ở lại để giữ trận địa nên trở thành những người dân lập ấp đầu tiên của xã.
Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Nằm ở cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh, Hóc Môn có hệ thống đường quốc lộ, đường vành đai, tỉnh lộ, hương lộ khá hoàn chỉnh. Sông, kênh rạch cũng là thế mạnh về giao thông đường thủy, tất cả tạo cho huyện một vị trí thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị hóa, hỗ trợ cho nội thành giảm áp lực dân cư đồng thời là vành đai cung cấp thực phẩm cho thành phố.
Ngoài ra huyện Hóc Môn còn sở hữu những địa điểm tham quan như di tích Ngã ba Giồng, 18 thôn vườn trầu Bà Điểm, Bảo tàng Hóc Môn... cùng nhiều di tích tôn giáo khác như: chùa Hoằng Pháp, Chơn Đức Thiền Viện, đền Phan Công Hớn...
Huyện Hóc Môn nằm ở phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương với ranh giới là sông Sài Gòn
Phía tây giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Phía nam giáp Quận 12, quận Bình Tân và huyện Bình Chánh
Phía bắc giáp huyện Củ Chi.
Huyện có diện tích 109,17 km², dân số năm 2019 là 542.243 người, mật độ dân số đạt 4.967 người/km².
Huyện Hóc Môn có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Hóc Môn và 11 xã: Bà Điểm, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thới Tam Thôn, Trung Chánh, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hóc Môn là một trong 04 quận của tỉnh Gia Định Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè). Đến thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam (1954-1975), quận Hóc Môn tiếp tục thuộc tỉnh Gia Định. Đối với cách mạng tùy theo yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trong từng thời điểm, Hóc Môn có nhiều lần tách nhập, thay đổi ranh giới: từ năm 1954 đến cuối năm 1959, quận Hóc Môn bao gồm 3 quận – huyện là: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay; từ năm 1960 đến năm 1961 tách ra thành 2 quận: Hóc Môn và Củ Chi; từ năm 1961 đến năm 1969, Hóc Môn và Gò Vấp sáp nhập lại thành quận Gò Môn; sau đó nhập thêm một số xã của Củ Chi thành lập phân khu Gò Môn, từ năm 1969 đến năm 1972 phân khu Gò Môn tách ra thành 4 quận nhỏ, trong đó Hóc Môn tách thành 2 quận: Đông Môn và Tây Môn; từ năm 1972 đến năm 1975: Đông Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Môn.
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm trong khuôn viên chùa
Sau ngày thống nhất đất nước (30 tháng 4 năm 1975), Hóc Môn là một trong 5 huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời nhận thêm hai xã An Phú Đông và Thạnh Lộc (trước gọi là Thạnh Lộc Thôn) của quận Gò Vấp (cũ); đồng thời đổi tên xã Đông Hưng Tân thành Đông Hưng Thuận, xã Tân Thới Trung thành Tân Xuân và xã Tân Thới Nhứt đổi lại thành Tân Thới Nhất.
Như thế huyện Hóc Môn bao gồm 14 xã: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Đông Thạnh, Nhị Bình, Tân Hiệp, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Tân Thới Nhì, Tân Xuân, Thạnh Lộc, Thới Tam Thôn, Trung Mỹ Tây, Xuân Thới Sơn và Xuân Thới Thượng.
Ngày 23 tháng 3 năm 1977, thành lập thị trấn Hóc Môn (thị trấn huyện lỵ) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của 3 xã: Tân Thới Nhì, Thới Tam Thôn và Tân Hiệp.
Ngày 27 tháng 8 năm 1988, quyết định 136-HĐBT của Hội Đồng bộ trưởng về việc:
Chia xã Tân Thới Nhất thành 2 xã: Tân Thới Nhất và Bà Điểm
Thành lập xã Tân Chánh Hiệp trên cơ sở phần đất của 2 xã: Đông Hưng Thuận (một phần ấp Hàng Sao và một phần ấp Tân Hưng) và Trung Mỹ (ấp Đông và ấp Tây).
Cuối năm 1996, huyện Hóc Môn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Hóc Môn và 16 xã: Nhị Bình, Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Bà Điểm, Đông Thạnh, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Tân Xuân, Tân Thới Nhì, Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây.
Ngày 6 tháng 1 năm 1997, tách 5 xã: Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất; 711 ha diện tích tự nhiên và 15.461 nhân khẩu của xã Tân Chánh Hiệp (phần còn lại của xã này được sáp nhập vào xã Thới Tam Thôn) và 273 ha diện tích tự nhiên với 11.332 nhân khẩu của xã Trung Mỹ Tây (phần còn lại của xã này được sáp nhập vào xã Tân Xuân) để thành lập Quận 12.
Ngày 5 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2003/NĐ-CP về việc:
Thành lập xã Trung Chánh trên cơ sở 174,30 ha diện tích tự nhiên và 19.715 nhân khẩu của xã Tân Xuân.
Thành lập xã Xuân Thới Đông trên cơ sở 308,90 ha diện tích tự nhiên và 15.877 nhân khẩu của xã Tân Xuân.
Huyện Hóc Môn có 11 xã và 1 thị trấn như hiện nay.
Hiện nay trên địa bàn huyện đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Sophia Garden, khu đô thị Xuân Thới Sơn... đều nằm ở phía nam huyện và giáp ranh với Quận 12.
Hình ảnh thực tế: xtg11148









[/tintuc]