- Trang chủ
- /
- Kiến trúc
“Đạo cao
Long Hổ phục
Đức trọng quỷ thần
kinh.”
DẪN
Chuỗi đô thị theo trật tự TỨ LINH: Long (Hà
Nội), Lân (Huế), Quy & Phụng (Sài
Gòn) gắn liền với lịch sử đô thị nước ta từ thế kỷ XI đến XVIII đều được thiết
kế bởi các nhà đô thị học người Việt. Xa hơn nữa vào thế kỷ III trước công
nguyên, Loa thành 3 lớp (nội – trung – ngoại) của An Dương Vương có thể xem
như nguyên mẫu (prototype) điển hình của đô thị Việt Nam.
So với thành hình vuông Trường
An của Trung Quốc cùng thời, thành hình trôn ốc của nước ta đã tỏ ra
không hề thua kém cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, cả về mặt triết học (hòa
đồng/nhất thể cùng thiên nhiên) lẫn khoa học và nghệ thuật xây dựng quần thể cư
trú lớn (Hình 2).
hình 2
Đó
là một nền kiến trúc dựa trên đôi cánh Thiên văn học và Địa lý học
(Astrogeography-based Architecture) mà công việc thiết kế quy hoạch đô thị thực
chất là một quy trình 3 bước :
Tầm long (tìm rồng): dò
tìm long mạch ở phạm vi địa lý vĩ mô (macro-geography) và định
được đất kết (còn gọi là huyệt trường ) ở phạm vi địa lý trung mô
(mezzo-geography)
Điểm Huyệt : ở phạm vi địa lý vi
mô (micro-geography) , định vị được rốn Rồng (Long đỗ), nơi đặt Cấm
thành, phần không gian trong cùng và là bộ phận trọng yếu nhất trong kết cấu
thành ba lớp (Tam trùng thành quách) = Cấm thành (nội)
+ Hoàng thành (trung) + Kinh thành (ngoại)
Lập Hướng : đặt kết cấu kinh
thành vào trục xương sống của Long mạch (Thần đạo) sao cho hiệu ứng
phong thủy tạo được là tối ưu theo phương châm “tốt nhiều nhất và xấu ít nhất”
(xu cát, tỵ hung), thỏa được nhiệm vụ thiết kế đề ra.
Bài tham luận chủ yếu sử dụng các khái
niệm cơ bản của khoa Địa lý, phần dương cơ, trình bày theo thể thơ lục bát
trong hai quyển sách Địa Đạo và Dã Đàm của cụ Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả
Ao huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, một nhân vật huyền thoại của thế kỷ XVIII
được xem như Thánh tổ Địa lý của nước ta.
1. TẦM LONG
“Thiên Sơn vạn Thủy chiều lai
Can chi bát quái trong ngoài tôn nghinh
Nhi thập bát tú Thiên tinh
Ti thiên chiếu huyệt rành rành chẳng sai”
Phả hệ Rồng (Long phả)
Như một con rồng lớn, đất lớn phải hội
đủ hai yếu tố : cuộc đất (Địa cục) và đất kết (huyệt
trường) và cũng như con người nó phải có gốc gác, có tổ tông và có con cháu, có
nơi đi (thượng phân) và có nơi đến (hạ hợp)…
Trái đất là một cơ thể “sống”,
cấu tạo bởi hai thành tố máu (Nước/Thủy – Thủy long) thịt (Đất/Sơn
– Sơn Long). Bên trong cơ thể đó tồn tại một hệ thống khí lực/địa khí (kinh-lạc-huyệt)
chạy ngầm trong những kênh dẫn (địa mạch/long mạch) theo quy tắc hình
cây (Hình 3) đi từ gốc (bản) tỏa ra ngọn (mạt) hoặc từ thân (cán)
tỏa ra cành và nhánh (chi) và được hình tượng hóa bằng cấu trúc năm thế
hệ nối tiếp trong một gia tộc (ngũ đại đồng đường). Trong hệ thống Long
phả, mỗi thành tố là con (chi) của thành tố cấp trên (cán) đồng
thời là cha/mẹ (cán) của thành tố cấp dưới (chi) (Hình 4). Thông thường hệ
thống tuân thủ quy tắc hạ dần cấp cao độ từ thượng nguồn (cao) xuống hạ lưu
(thấp) và từ cấp trên xuống cấp dưới.
Hình 3. Cấu trúc Long
mạch hình cây
Hình 4. Phả hệ rồng
"Làng ta phong
cảnh hữu tình
Dân cư giang khúc như
hình con long." -
Ca dao
1.2. Cấu hình Rồng (Long hình)
Giống như cơ thể người, một cuộc đất
trọn vẹn, không khuyết tật, phải hội đủ các bộ phận : Long thân hay
Thân Rồng (Body/corps) - gồm đầu Rồng (Long thủ) và đuôi Rồng (Long
Vĩ) dẫn khí theo tuyến mạch giữa vào Huyệt trường - và hai Long Chi (Bodyguard/Gardecorps)
bên trái (Rồng Xanh/Tay Long) và bên phải (Cọp trắng/Tay Hổ) bảo vệ hai bên mạn
sườn của Thân Rồng.
1.2.1.
Long thân (Đầu Chim, Đuôi Rùa)
Từ Phụ mẫu sơn đến đất kết xuất hiện Tổ
Sơn là điểm khởi xuất của Thân Rồng, tức đoạn Long mạch dẫn khí vào
Huyệt. Đối với Sài Gòn, Tổ Sơn là Núi Bà (Sơn Long) và hồ Dầu Tiếng (Thủy Long)
ở Tây Ninh cách Sài Gòn gần 100km về phía Tây Bắc (Càn Sơn)… Ngược nguồn về
phía Rồng tổ là các Phụ Mẫu Sơn (cao nguyên MơNông và cao nguyên Di Linh) Thiếu
Tông Sơn (cao nguyên Lâm Viên #+2400m), Thái Tông Sơn (cao nguyên Daklak
#+2500m), Thiếu Tổ Sơn (cao nguyên KonTum #+2600m), Thái Tổ Sơn (đầu nguồn hệ
mạch Trường Sơn #+2700m (Sơn Long) và sông Mê Kông (Thủy Long) song hành (Hình
5).
Trật tự long phả Sài Gòn trên đây hoàn
toàn mang tính quy ước và có thể thay đổi tùy thuộc vào cách phân loại của từng
học phái, hay cá nhân người nghiên cứu.
1.2.2. Long chi (Tay Rồng, Tay Cọp)
Trong mô hình đất kết lý tưởng (ideal pattern) Rồng chạy theo hướng Bắc (Khảm) - Nam (Ly) : đuôi Rồng ở phía Bắc thuộc Huyền Vũ (đuôi Rùa), đầu Rồng ở phía Nam thuộc Chu Tước, (đầu Chim) (hình 4). Hai chi hai bên là Tay Long (hướng Đông/Thanh Long/bên trái), Tay Hổ (hướng Tây/Bạch Hổ/bên phải) được miêu tả trong các câu thơ:
“Long Hổ bằng như chân tay
Chẳng có tả hữu bằng ngay chẳng lành”
hoặc:
“Vô Long như người không chân
Vô Hổ như đứa ở trần không tay”
1.3. Đất kết (Huyệt trường)
Khởi mạch từ vùng núi cao, Thân và Chi
Rồng tỏa theo 3 hướng vận động (thượng phân), hạ dần cấp cao độ, vượt
qua vùng trung du, hướng về phía đồng bằng khoáng đãng và biển cả bao la bên
dưới. Khi đến khu vực đất kết - nơi có “Sơn đình, Thủy tụ” (núi dừng,
nước tụ) hoặc “Sơn chỉ, Thủy giao” (núi ngừng, nước giao) - chúng có xu
hướng hội tụ nhau lại (Hạ hợp) tại một vùng không gian gọi là Huyệt
trường. Là nơi trực tiếp diễn ra các hiệu ứng Phong Thủy - có lợi hay bất lợi -
tạo nên bởi tương quan vị trí và hoạt động tương tác giữa
các vật thể tự nhiên (cảnh quan Sơn Thủy) và nhân tạo (cảnh quan đô thị) trong
một môi trường, đồng thời một hệ sinh thái thống nhất. Huyệt trường được cụ Tả
Ao miêu tả sinh động:
"Hai bên ruộng
đỗ,
Dưới lỗ cấy chiêm,
Hai bên lưỡi liềm quơ
lại"
Hình 6. Cửu cung - Ma
phương
Trong khoa Địa lý:
“Cao nhất thốn vi Sơn
Đê nhất thốn vi Thủy”
Lưu ý quy ước về Hướng trong Địa lý
Phong thủy tương tự phương pháp biểu diễn vectơ trong vật lý học : đi từ phía
sau (gốc) qua tọa độ vật được xét (tâm) ra phía trước (ngọn), tức từ thượng
nguồn/thượng phân Þ Huyệt trường Þ xuống hạ lưu/hạ hợp).
Địa giới của Huyệt trường có thể giới
hạn trong phạm vi vòng thành Đại La, một mạng lưới lớn hơn và bao
trùm kinh thành, thường được phân làm chín ô (cửu cung) trong mô hình ma
phương Lạc Thư (magic square). (Hình 6)
Huyệt trường của Sài Gòn được định vị và
xác lập quy mô vào năm 1772, khi nhà quy hoạch Nguyễn Cữu Đàm khởi
công xây lũy Bán Bích: một bức tường nhân tạo (Thành), một con kênh nhân tạo
(Quách), một hòn đảo thật sự, nửa thiên nhiên (rạch Bến Nghé) nửa nhân tạo
(kênh đào), rộng khoảng 2500ha (cũng là địa giới của quy hoạch Coffyn năm 1862,
quy mô nửa triệu dân), một con cá chép sẽ hóa rồng mười tám năm sau đó. (Hình 1
ở giữa)
Biểu đồ Long mạch Sài Gòn
(Hình 7)
(Xem
phần thuyết minh)
Hình 7. Biểu đồ Long
mạch Sài Gòn
2.
ĐIỂM HUYỆT
Điểm thích trung của Trời
Đất
Đảo cá chép lý ngư được
điểm nhãn vào năm 1790 khi chúa Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) định vị được Huyệt
tại khu vực Gò Tân Khai để xây thành Gia Định mà ông đặt tên
là thành Rùa (thành Quy):
“Bình Dương lấy nước
làm thầy
Thứ nhất khai khẩu,
thứ nhì nhũ long”
Đất
đồng bằng (Bình Dương) theo phép tắc Địa lý thì chỉ cần Nước tụ thủy (chỗ nhiều
sông ngòi và cửa sông hoặc cửa biển (khai khẩu) tụ hội), không sợ “núi” (Nhũ
Long, tức gò, hoặc đồi thấp) mà cũng không sợ “gió” (Tàng phong) như trong kiểu
đất vùng núi non (Sơn Cốc).
Khu
vực Gò Tân Khai (quận 1) với cốt cao độ 8-9 mét so với mực nước sông Sài Gòn
thật sự là một ngọn “núi” trên đó tập trung các công trình cung thất truyền
thống của vương triều (người Pháp đã phá hủy và thay thế bằng các công trình
công cộng lớn sau khi chiếm đóng 1859 : Bưu điện, nhà thờ Đức Bà, bệnh viện
Grall, các công trình đồn trại của Trung đoàn bộ binh số 11…)
Huyệt = thành Quy
Nội
thành có hình vuông với mạng lưới đường và ô phố hình bàn cờ (mỗi cạnh # 650m,
diện tích hữu ích # 40ha). Do cấu tạo của các pháo tháp hoặc lô cốt hình zigzag
đặc trưng của công nghệ Vauban, tạo cảm giác mặt thành ngoài có 8 cạnh nên còn
gọi là thành Bát quái. Cách đặt tên cửa thành vì vậy cũng khá lộn xộn, thiếu
nhất quán, không đúng quy phạm Dịch học.
Thành Gia Định không phải là kinh đô,
không tuân thủ tiêu chuẩn Tam trùng thành quách và chỉ gồm một
vòng thành ngoài (kinh thành) cùng một vòng thành trong không rõ rệt (Hoàng
thành và Cấm thành gộp chung trong một hình tứ giác hợp bởi 4 con đường Lê Duẩn
(sau), Nguyễn Du (trước), Hai Bà Trưng (phải) và Lê Văn Hưu (trái).
- Địa châm cứu (geoacupuncture): Cũng như nguyên lý
châm cứu cơ thể Người trong Đông y, điểm huyệt là hoạt động dò tìm huyệt đạo và
huyệt trường của Trái Đất, xác định điểm sinh tử đan điền để đặt công trình
quan trọng nhất lên bên trên.
- Trong kiến
trúc âm phần (lăng mộ), Huyệt chỉ to cở một chiếc chiếu (nhất tịch)
ứng với một huyệt trường từ vài ngàn mét vuông đến vài ba mẫu đất. Trong kiến
trúc dương cơ, độ lớn khác nhau rất nhiều : Huyệt có thể to bằng ngôi nhà trong
một nông trang với huyệt trường tương ứng từ vài mẫu đến vài chục mẫu đất.
Huyệt cũng có thể to bằng ngôi đình trong một làng quê với
huyệt trường tương ứng từ vài chục đến vài trăm mẫu. Huyệt cũng có thể to bằng
tòa cấm thành hoặc tổ hợp Cấm thành + Hoàng thành (trường hợp
thành Gia Định), với huyệt trường tương ứng từ vài trăm đến vài ngàn mẫu v.v…Trong
khu vực tập trung khí lực này, nơi có tương tác mạnh nhất sẽ đặt tòa nhà quan
trọng nhất lên bên trên (như điện Kính Thiên, điện Thái Hòa xưa kia, hoặc dinh
Tổng thống, dinh Thủ tướng, phủ Chủ tịch… trong kiến trúc đương đại)
- Huyệt không phải là
sản phẩm “độc quyền” của đô thị Đông Á cổ đại. Đỉnh Mêru trong
kết cấu vũ trụ hình ma phương Vashtu Purusha Mandala của Ấn Độ
(Nam Á), các “quãng trường” Agora của Hy Lạp hoặc Forum của
La Mã (Italia) cũng có vị trí “thích trung” tương tự và là bộ phận trọng yếu
nhất trong mỗi đô thị.
Forum là giao điểm của chữ thập (tương
tự chữ Văn trong tên nước Văn Lang) hợp bởi 2 trục (hình 9) :
- Cardo (Bắc - Nam # Thần đạo
tức trục Rùa – Chim của Đông Á) >> Trục kinh (longitude) của Trái
đất
- Decumanus (Đông -Tây # trục
Rồng-Cọp của Đông Á >> Trục vĩ (latitude) của Trái đất.
Phương pháp định vị Forum là sáng tạo
của người bản địa Etrusque sống tại vùng Roma thời kỳ trước
công nguyên được người Ý tiếp thu, kế thừa và xây dựng thành nguyên tắc định đô
cho toàn đế quốc La Mã.
Thành Quy yểu mệnh, thọ
được 45 tuổi (1790 -1835). Đa nghi, sợ hậu hoạn, cùng nhiều lý do khác, vua
Minh Mạng đã hạ lệnh phá hủy một kiệt tác đô thị tâm huyết của cha mình (Gia
Long thống nhất toàn bộ đất nước và định đô tại thành Lân ở
Huế năm 1802) và thay thế bằng một thành Phụng nhỏ hơn rất nhiều. Điểm thích
trung của thành Quy đã chuyển dịch về tọa độ mới của thành Phụng,
nay là ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai và Đinh Tiên Hoàng (Đài truyền hình, sân
bóng Hoa Lư, Công ty Tư vấn SQ - Trường Đại học Nông nghiệp & Cảnh sát cơ
động).
Thành
Phụng càng yểu mệnh hơn Thành Quy, thọ được 24 năm (1835-1859), thì bị đề đốc
hải quân Pháp Rigault de Genouilly san thành bình địa xóa bỏ hoàn toàn dấu vết
vương triều Nguyễn, thiết lập một diện mạo đô thị mới theo kiểu phương Tây, một
ngôi sao, một thành phố cảng,, một hòn ngọc ở Viễn Đông mà logo Sài Gòn năm
1870 muốn biểu đạt (Hình 10).
3. LẬP HƯỚNG
Chập kinh
Định hướng trục Thần đạo của quần thể
kiến trúc kinh thành sao cho Huyệt địa có thể khai thác, tận thu được mặt lợi
(xu cát) đồng thời giảm thiểu hay loại bỏ được mặt bất lợi (tỵ hung) của thiên
nhiên chẳng những về mặt khí hậu, thời tiết … mà còn địa hình, địa mạo địa vật
khi đặt mối tương quan và tương tác giữa các
vật thể tự nhiên (sông, núi) và vật thể nhân tạo (nhà cửa, cung điện, đền thờ,
miếu, tháp….) vào chung một môi trường thống nhất.
Trục
Thần đạo của đô thị (cái nhân tạo) có thể trùng hoặc không trùng với trục Thần
đạo của Long mạch (cái tự nhiên). Thành Quy và thành Phụng đều có trục Thần đạo
theo phương Càn (Tây Bắc) hướng Tốn (Tây Nam) trùng với trục Thần đạo của Long
mạch chạy từ Núi Bà – Tây Ninh (phương Càn) đến vùng đất “Sơn chỉ, Thủy giao”
Nhà Bè (hướng Tốn) :
“Nhà Bè nước chảy chia
hai
Ai về Gia Định, Đồng
Nai thì về”
Địa phỏng sinh học (Geobionics)
Thuật ngữ Địa phỏng sinh học có
thể sử dụng cho hoạt động, hoặc thao tác bắt chước, mô phỏng (động từ PHÁP có
nghĩa bắt chước theo) biểu thị trong Đạo Đức kinh (Lão Tử) hàm ngụ thông điệp
thầm lặng của khoa Địa lý : Vạn vật đồng nhất thể
“Nhân pháp Địa, Địa pháp
Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên”
Có
hai quy tắc Địa phỏng sinh học cơ bản:
1. Về mặt chức năng công trình
- Công trình kiến trúc tương ứng
với Sơn (nhà cửa, cung thất, kho tàng….)
- Công trình giao thông tương ứng
với Thủy (đường lộ, sân bãi đậu xe…)
Những
quy tắc áp dụng cho Địa lý tự nhiên đều khả dụng đối với Địa lý kiến trúc và
cảnh quan đô thị.
2. Về mặt trật tự không gian
Tương
quan vị trí trong một quần thể kiến trúc, giữa chủ thể với các công trình khác
(thường mang tính hộ vệ/phò tá) bố trí ở chung quanh.
Hình 11. Trụ sở Ủy Ban
Nhân Dân Tp.HCM. Một minh họa kiến trúc Địa phỏng sinh học.
Ví dụ:
·
Chủ thể: công trình Trụ sở UBND Tp.HCM
(trước 1954 là Tòa đô chính của người Pháp và trước 1975 của chế độ Sài Gòn củ)
(Hình 11)
·
Tay Long: công trình khu thương mại – dịch
vụ Eden và các công trình khác cùng tuyến bên trái
·
Tay Hổ: công trình khu khách sạn – dịch
vụ Rex và các công trình khác cùng tuyến bên phải
·
Minh Đường:
Nội đường: công viên nhỏ trước
Trụ sở UB, Rex và Eden. Có thể kể thêm vòng xoay có vòi nước phun (một hình
thức thủy đường) ở giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi
Trung đường: khoáng địa (Espace
libre), tức khoảng xanh ở giữa của đường boulvard Charner (nay là đại lộ Nguyễn
Huệ)
Ngoại đường: Bến Bạch Đằng, sông
Sài Gòn. Xa hơn nữa về hướng Đông Nam là tam giác Châu Cần Giờ (huyện Duyên
Hải) và Vịnh Đồng Tranh + Biển Đông. Xa tít hơn nữa ngoài khơi là quần đảo Côn
Sơn như cái án chầu/triều về đất tổ Gia Định – Sài Gòn.
KẾT
“Sơn cốc yếu tàng phong”
(trọng yếu tố chắn gió) -> Sơn chủ quý -> Nhân giả
nhạo Sơn
“Bình dương tu dụng thủy”
(trọng yếu tố Tụ thủy) -> Thủy chủ phú -> Trí giả
nhạo Thủy
Khoa
dương cơ đô thị chia đất làm 2 loại lớn : đất sơn cốc (đặc trưng cho vùng núi,
vùng cao nguyên địa hình bị sông suối phân cắt mạnh, không tập trung…) và đất
bình dương (đặc trưng cho vùng đồng bằng, vùng bình nguyên khoáng dã, nơi các
sông lớn giao hội và thường tạo thành các vùng tam giác châu thổ màu mỡ (Delta)
trước thềm lục địa.
Theo quan điểm “Địa linh nhân
kiệt, Địa lợi dân trù” của Khoa Địa lý: đất sơn cốc thường
phát quý (Sơn chủ quý) và là nơi sản sinh hoặc thích hợp cho
người nhân, đất bình dương thường phát phú (Thủy
chủ phú) và là nơi sản sinh hoặc thích hợp cho người trí.
Quách
Phác - người được xem như ông tổ của khoa Phong Thủy Trung Quốc - khi giải
thích và định nghĩa thuật ngữ Phong thủy đã tỏ rỏ quan điểm xem trọng yếu tố
Thủy hơn Phong và đề cao đất đồng bằng-duyên hải khoáng dã hơn đất núi non –
cao nguyên hiểm trở :
“Đắc Thủy vi thượng
Tàng phong thứ chi”
Quan điểm này phản ánh phần nào óc thực tế của người trung quốc và các dân tộc đồng văn ở Đông Á xưa nay vốn coi yếu tố tài lộc cũng ngang với yếu tố tinh thần, nói cách khác, đặt sự phồn vinh thịnh vượng về vật chất cũng ngang với sự giàu có về tâm linh. Dù sao, các luận điểm truyền thống về mối quan hệ biện chứng giữa con người và thiên nhiên, giữa cảnh quan đô thị nhân tạo và cảnh quan địa lý tự nhiên, hoặc các quan niệm kinh điển về đô thị ít nhiều bị giới hạn bởi thời đại sản sinh… Khoa Địa lý Phong thủy vẫn có thể giúp chỉ ra được các khuyến cáo hữu ích cho trường hợp Sài Gòn xét như một điển cứu (case study) thú vị về địa lịch sử:
[/tintuc]