Cho thuê văn phòng 390 Nguyễn Công Trứ, Quận 1 -->

[gia]12.500.000 đ/tháng[/gia]

[diachi]Quận 1[/diachi]

[dientich]50m²[/dientich]

[ketcau]Nhà phố[/ketcau]

[tintuc]

Cho thuê văn phòng 390 Nguyễn Công Trứ, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Diện tích: 50 m²

Tầng: Lầu 1

Loại hình: Mặt tiền

Tình trạng nội thất: Cho mượn

Diện tích sử dụng: 50 m²

+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh.

Giá cho thuê: 12.500.000 đồng/tháng. (Còn thương lượng)

Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Hình ảnh thực tế: xtg1182




Phường Cầu Ông Lãnh nằm ở phía nam Quận 1, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp phường Nguyễn Thái Bình

Phía tây giáp phường Cô Giang

Phía nam giáp phường 6 và phường 9, quận 4 với ranh giới là kênh Bến Nghé

Phía bắc giáp phường Phạm Ngũ Lão.

Phường có diện tích 0,23 km², dân số năm 2021 là 10.527 người, mật độ dân số đạt 45.769 người/km².

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Cầu Ông Lãnh là một phường thuộc quận 2 (quận Nhì), thành phố Sài Gòn.

Năm 1962, một phần diện tích và dân số của phường Cầu Ông Lãnh được tách ra để lập phường Bùi Viện.

Năm 1976, quận 2 được sáp nhập vào quận 1, phường Cầu Ông Lãnh giải thể và chia thành 4 phường là Phường 18, Phường 19, Phường 20 và Phường 21 thuộc Quận 1.

Ngày 28 tháng 12 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 184-HĐBT. Theo đó, đổi tên Phường 20 thành phường Cầu Ông Lãnh.

Phường Cầu Ông Lãnh có tổng số diện tích theo km2 0,2302 km2, dân số 15.033 người. Trụ sở UBND Phường Cầu Ông Lãnh đặt tại địa chỉ 60 Nguyễn Thái Học.

Tổng diện tích theo k2 là: 0,2302 km2

Tổng số dân: 15.033 người (2013). Trong đó Nữ: 8.173 người Mật độ: 65.304 người/km2

Vị trí địa lý

Phường Cầu Ông Lãnh có diện tích 22 ha, được bao bọc bởi các tuyến đường Võ Văn Kiệt – Yersin – Trần Hưng Đạo – Đề Thám; phía Đông giáp phường Nguyễn Thái Bình, phía Tây giáp phường Cô Giang, phía Nam là rạch Bến Nghé có cầu Ông Lãnh chạy qua giáp với phường 5 và phường 6 quận 4, phía Bắc giáp phường Phạm Ngũ Lão.

Trên địa bàn phường có 01 trường tiểu học (Nguyễn Thái Học), 03 trường Trung học cơ sở (Minh Đức, Đồng Khởi, Đăng Khoa), 01 cơ sở trường mầm non (Tuổi Hồng); 04 cơ sở tôn giáo gồm: Chùa Trường Thạnh, Chùa Bửu Hoa, Đình Nhơn Hòa, Nhà thờ thánh An Tôn.

Phường có 03 Khu phố, chia thành 05 khu dân cư với 50 tổ dân phố, trong đó:

- 03 khu dân cư văn hóa là khu dân cư 1A, khu phố 2 và khu dân cư 3B

- 02 khu dân cư tiên tiến là khu dân cư 1B và 3A

Tổng số có 3.122 hộ dân, 13.633 nhân khẩu.

Đảng bộ Phường có 115 đảng viên, sinh hoạt tại 11 chi bộ.

Phường có cầu ông lãnh.

Cầu Ông Lãnh là một cây cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh nối quận 1 và quận 4, có 14 nhịp với 3 làn xe mỗi bên với tổng chiều dài là 256,3 m, chiều rộng 10 m. Đây là cây cầu dài nhất bắc qua kênh Bến Nghé.

Cầu Ông Lãnh do Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (khi ấy đang đóng quân ở đồn Cây Mai-Thủ Thiêm) cho xây dựng. Ban đầu, cầu làm bằng gỗ, đến năm 1929, người Pháp cho xây lại bằng xi măng, dài 120m.

Năm 1874, một ngôi chợ được xây cất ở khu vực này, mang tên Chợ Cầu Ông Lãnh, chuyên bán trái cây tươi (hiện nay nằm trên đường Nguyễn Thái Học, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, gần mé sông bến Chương Dương, nay đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt). Năm 1885, học giả Trương Vĩnh Ký đã viết rằng: chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác.

Nhưng có người lại bảo rằng: Mặc dù sau Hòa ước Giáp Tuất (1874), toàn Nam Kỳ đã thuộc Pháp nhưng nhà Nguyễn vẫn được phép đặt một lãnh sự quán ở Sài Gòn. Trụ sở ấy đóng tại góc đường Đề Thám-Trần Hưng Đạo ngày nay, và vị lãnh sự đầu tiên là ông Nguyễn Thành Ý (hiện còn tên đường ở phường ĐaKao, quận 1). Do ông này thường đi chiếc xe song mã qua lại khu vực chợ dưới bến Chương Dương, chỗ chiếc cầu neo đậu xuồng ghe của giới thương hồ, từ đó mới có tên gọi là chợ Cầu Ông Lãnh.

Tuy nhiên ý kiến của Trương Vĩnh Ký được nhiều người tin theo hơn., được thi công vào năm 1785 do ông Lãnh Binh Thăng chủ trì.

[/tintuc]