Bán Đất Đường Số 6, xã Tân Nhựt, Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh -->

[gia]23.000.000.000đồng[/gia]
[diachi]Bình Chánh[/diachi]
[dientich]4331m²[/dientich]
[ketcau]Nhà phố[/ketcau]
[tintuc]
Bán đất Đường Số 6, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích: 4331 m²
Giá/m²: 5,31 triệu/m²
Hướng cửa chính: Đông
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Hình thức sử dụng: Sử dụng riêng
Mục đích sử dụng đất: Đất trồng cây lâu năm.
Nguồn gốc sử dụng: Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất
+ Đang cho thuê 1/2 diện tích với giá 45triệu/ tháng; 1/2 diện tích còn lại đang làm bãi xe tải; Rất phù hợp để làm kho xưởng, nhà máy sx, bãi xe,…
+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh.
Giá bán: 23.000.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Tân Nhựt là một xã thuộc huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Xã Tân Nhựt nằm ở trung tâm huyện Bình Chánh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp xã Tân Kiên
Phía tây giáp các xã Lê Minh Xuân, Bình Lợi và tỉnh Long An
Phía nam giáp thị trấn Tân Túc và tỉnh Long An
Phía bắc giáp quận Bình Tân và xã Lê Minh Xuân.
Xã có diện tích 23,44 km², dân số năm 2021 là 31.772 người, mật độ dân số đạt 1.355 người/km².
Huyện Bình Chánh được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao, dân cư đông đúc, nằm ở cửa ngõ hành lang chính thức khu vực phía Tây, Tây Bắc và phía Nam thành phố, với nhiều địa điểm tham quan, di tích lịch sử,...Đây là huyện có dân số đông nhất cả nước và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 4 cả nước, chỉ sau thành phố Biên Hòa, thành phố Thủ Đức và quận Bình Tân (theo thống kê dân số năm 2019).
Trước năm 1975, Bình Chánh là một quận trực thuộc tỉnh Gia Định. Sau năm 1975, quận Bình Chánh được đổi thành huyện Bình Chánh trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.
Huyện Bình Chánh nằm trải dài, bao bọc phía tây và một phần phía nam của khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện có vị trí địa lý:
Phía đông giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè với ranh giới là rạch Ông Lớn và rạch Bà Lào
Phía đông bắc giáp Quận 8 và quận Bình Tân
Phía tây giáp các huyện Đức Hòa và Bến Lức thuộc tỉnh Long An
Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Phía bắc giáp huyện Hóc Môn.
Huyện có diện tích 252,56 km², dân số năm 2019 là 705.508 người, mật độ dân số đạt 2.793 người/km².
Bình Chánh là địa bàn có nhiều kênh rạch, nhất là ở nhánh phía nam, tây nam, tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn - Gia Định, huyện Bình Chánh được thành lập, bao gồm quận Bình Chánh, hai xã: Vĩnh Lộc và Bình Hưng Hòa của quận Tân Bình cũ và xã Bình Lợi là phần đất cắt từ xã Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Hậu Nghĩa cũ thời Việt Nam Cộng hòa sáp nhập với nhau).
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên huyện Bình Chánh cũ có từ năm 1975. Lúc này, chính quyền sáp nhập hai xã: An Phú và Phong Đước với nhau, lập nên xã Phong Phú. Như thế, huyện Bình Chánh bao gồm 17 xã: An Lạc, An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Phong Phú, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Bình Chánh trở thành huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 13 tháng 4 năm 1977, thành lập hai xã mới: Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân ở vùng kinh tế mới thuộc huyện Bình Chánh.
Ngày 12 tháng 9 năm 1981, chuyển xã An Lạc thành thị trấn An Lạc.
Ngày 1 tháng 11 năm 1985, chia xã Vĩnh Lộc thành 2 xã: Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B.
Như thế lúc này, huyện Bình Chánh bao gồm thị trấn An Lạc và 19 xã: An Phú Tây, Bình Chánh, Bình Hưng, Bình Hưng Hòa, Bình Lợi, Bình Trị Đông, Đa Phước, Hưng Long, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Phong Phú, Qui Đức, Tân Kiên, Tân Nhựt, Tân Quý Tây, Tân Tạo, Tân Túc, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B.
Ngày 05 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP[8] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Chánh để thành lập quận Bình Tân và các phường trực thuộc, thành lập thị trấn Tân Túc thuộc huyện Bình Chánh. Nội dung như sau:
Thành lập quận Bình Tân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh. Quận Bình Tân có 5.188,67 ha diện tích tự nhiên và 254.635 nhân khẩu.
Thành lập thị trấn Tân Túc (thị trấn huyện lị huyện Bình Chánh) trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tân Túc. Thị trấn Tân Túc có 856,41 ha diện tích tự nhiên và 10.939 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận Bình Tân và thành lập thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh còn lại 25.268,56 ha diện tích tự nhiên và 224.165 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Phong Phú, Đa Phước, Qui Đức, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Kiên, Tân Nhựt, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai, Bình Hưng, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và thị trấn Tân Túc.
Văn hóa: Trong chiến tranh, Bình Chánh là địa bàn có truyền thống yêu nước và đấu tranh dũng cảm. Ngay thế kỷ 19, đây là địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác.
Giai đoạn năm 1931 đến 1945, Trung Huyện là địa bàn hoạt động của Xứ ủy Nam Kỳ, ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Công an Nam Bộ, quân khu 7. Đặc biệt, khu vực cạnh sông Chợ Đệm, thuộc ấp 4, xã Tân Kiên chính là nơi được Xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25 tháng 8 năm 1945.
Ngày 15 tháng 4 năm 1948, Trong trận chống càn tại Láng Le – Bàu Cò quân và dân Bình Chánh đã tạo nên một chiến công hiển hách, chiến công này được ghi vào lịch sử vũ trang của quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm Mậu Thân 1968, Bình Chánh đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4 năm 1975, với thắng lợi này đã giải phóng hoàn toàn đất nước và giành lại độc lập cho dân tộc
Giao thông: Bình Chánh có trục đường cửa ngõ chính phía Tây và phía Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, với các tuyến giao thông quan trọng như:
Cầu Ông Lớn (Bình Hưng, Bình Chánh)
- Quốc lộ 1 kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào trung tâm Thành phố.
- Quốc lộ 50, trục đường chính ở cửa ngõ phía Nam nối từ trung tâm thành phố, đi qua huyện Bình Chánh, đến các tỉnh Long An, Tiền Giang.
- Đường Nguyễn Văn Linh nối từ Quốc lộ 1 đến khu công nghiệp Nhà Bè và khu chế xuất Tân Thuận ở Quận 7, vượt sông Sài Gòn (qua cầu Phú Mỹ) đến quận 2 và đi Đồng Nai.
- Cao tốc Trung Lương kết nối Thành phố với các tỉnh miền Tây, cao tốc Bến Lức - Long Thành là một phần của đường vành đai 4, kết nối các tỉnh miền Tây và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
- Cao tốc Tân Tạo - Chợ Điệm nối Khu Công nghiệp Tân Tạo (Quận Bình Tân) trực tiếp với cao tốc Trung Lương.
- Tỉnh lộ 10 nối liền với khu công nghiệp Đức Hoà thuộc tỉnh Long An.
- Dự án tuyến đường sắt đô thị Metro số 3A: Bến Thành - Tân Kiên.
- Dự án tuyến đường sắt đô thị Metro số 5 (đã triển khai): Cầu Sài Gòn - Ngã Tư Bảy Hiền - Quốc lộ 50 (depot Đa Phước) - Bến xe Cần Guộc mới.
Ngoài ra hệ thống sông ngòi của huyện như: sông Cần Giuộc, sông Chợ Đệm, kênh Ngang, kênh Cầu An Hạ, rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom… nối với sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ, đây là tuyến giao thông thủy với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dự án bến xe Miền Tây mới tại Bình Chánh được UBND Thành phố phê duyệt năm 2016, đặt phía Đông Bắc nút giao Nguyễn Văn Linh và Quốc lộ 1, với quy mô diện tích 19,64ha, trong đó, khu vực bến xe khách khoảng 16,674ha, khu vực Deport BRT (xe buýt nhanh) 2,966ha.
Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Chánh đã và đang hình thành nhiều khu đô thị và khu dân cư hiện đại như khu đô thị Nam Phong Eco Park, khu đô thị An Hạ Lotus, khu đô thị Phong Phú, khu đô thị Nam Sài Gòn, khu đô thị Việt Phú Garden, khu đô thị Newlife Bình Chánh, khu đô thị Dương Hồng Garden House, khu đô thị Đại Phúc Green Villas, khu đô thị An Lạc Residence, khu đô thị Investco Green City, khu dân cư Iconic,...
Y tế: Cụm y tế kĩ thuật cao Tân Kiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch với các cơ sở y tế hiện đại:
- Bệnh viện Nhi đồng thành phố
- Bệnh viện Tai Mũi Họng - cơ sở 2
- Bệnh viện Truyền máu Huyết học
- Bệnh viện Ung bướu
- Viện Tim thành phố - cơ sở 2
- Trung tâm Pháp y Thành phố - cơ sở 2
- Trung tâm Xét nghiệm y khoa Thành phố
- Bệnh viện Bình Dân - cơ sở 2
- Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch – cơ sở 2
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã được khánh thành và hoạt động từ năm 2017 là một trong những bệnh viện nhi có quy mô lớn nhất khu vực phía Nam. Đây cũng là bệnh viện nhi đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh có y học hạt nhân và khoa xạ trị dành riêng cho trẻ em.
Huyện Bình Chánh có diện tích tự nhiên 25.255,29ha, chiếm 12% diện tích tự nhiên của Thành phố. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, đất đai huyện Bình Chánh được chia thành các nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa:
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi Holoxen muộn ven các sông, kênh rạch… Có diện tích khoảng 5.797,7ha, chiếm 23% diện tích toàn Huyện, phân bố ở các xã Tây Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Qui Đức, Đa Phước, đất có thành phần cơ giới cấp hạt sét là chủ yếu (45 - 55%), cấp hạt cát cao gấp 2 lần cấp hạt limon; Tỷ lệ cấp hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của thời kỳ bồi đắp phù sa; Trị số pH xấp xỉ 4; Cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+, Mg2+, Na2+, riêng K+ rất thấp; CEC tương đối cao, đạt trị số rất lý tưởng cho việc trồng cây trái; Độ Bazơ cao. Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đây là một loại đất quí hiếm, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên cho việc trồng hoa màu, cây ăn trái.
- Nhóm đất xám:
Đất xám chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù sa cổ (Peistocen muộn). Có diện tích khoảng 3.716,8ha chiếm tỷ lệ 14,7% diện tích đất của huyện, phân bố trên các triền thấp, tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh lộc B từ trung bình đến nặng đất có thành phần cơ giới là đất cát pha thịt nhẹ, kết cấu rời rạc, đất bạc màu do tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn, nếu cải tạo tốt thì rất thích hợp cho việc trồng hoa màu, là nhóm đất lớn nhất và phân bố hầu hết các xã của huyện.
Nhóm đất này thường rất dày, thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt cát trung bình và cát mịn chiếm tỉ lệ rất cao (40 - 50%), cấp hạt sét chiếm (21 - 27%) và có sự gia tăng sét rất rõ tạo thành tầng tích sét. Đất có phản ứng chua, pH (H2O) xấp xỉ 5 và pH (KCl) xấp xỉ 4; Các Cation trao đổi trong tầng đất rất thấp; hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo Kali do vậy khi sản xuất phải đầu tư thích hợp về phân bón.
Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu…
Đất phèn:
Nhóm đất này chiếm diện tích 10.508,6ha, chiếm 41,7% diện tích đất của huyện, tập trung ở các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xụân. Đây là vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, nên chỉ thích hợp với những loại cây chịu được phèn mặn như giống lúa chịu phèn, dứa, cây lâm nghiệp, hệ thống thuỷ lợi huyện Hóc Môn - Bắc Bình Chánh hoàn chỉnh được nước ngọt về để rửa phèn do đó có thể thích hợp chuyển sang trồng một số cây ăn trái.
Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm mặn). Trong điều kiện yếm khí đất phèn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ có tầng Pyrite. Khi có quá trình thoát thuỷ, tạo ra môi trường oxy hoá, tầng Pyrite chuyển thành Jarosite làm cho đất chua, đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng.
Tầng sinh phèn và tầng phèn thường rất nông, nhiều nơi phát hiện ngay ở tầng đất mặt, hàm lượng lưu huỳnh và các độc tố Fe2+, Fe3+, Al3+ rất cao. Nhìn chung đất có PH thấp, hàm lượng Cl- và các muối tan rất cao vì đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của nước biển, làm cho đất phèn trở nên phức tạp và diễn biến nhanh chóng theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất cũng như môi trường. Các loại đất phèn có tầng sinh phèn sâu và nhẹ, không còn chịu ảnh hưởng của nước biển và thường có nguồn nước tưới. Hiện nay, đất phèn đã được khai thác trồng lúa 2-3 vụ, rau màu và các loại cây ăn quả.
Ngoài ra, huyện còn có một số loại đất khác nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn phân bố dọc theo hệ thống kênh rạch.
Hình ảnh thực tế: xtg11153






[/tintuc]