Sell house 24h - Công ty TNHH Xuân Trường Gia -->

[gia]13.500.000.000đồng[/gia]
[diachi]Tân Phú[/diachi]
[dientich]70m²[/dientich]
[ketcau]Mặt tiền[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Nguyễn Thế Truyện, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 70 m²
Giá/ m²: 192,86 triệu/m²
Số phòng ngủ: 3 phòng
Số phòng vệ sinh: 2 phòng
Tổng số tầng: 2 tầng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà mặt phố, mặt tiền.
Vị trí: mặt tiền đẹp khu vip. Phù hợp kinh doanh, ở, làm dịch vụ (spa, salon, shop).
- Mặt tiền đường 30m; 2 lane có công viên. Khu vực sầm uất, an ninh, gần ủy ban Quận, Công an phường, trường học thông các trục đường chính của quận Tân Phú. Kinh doanh ngày đêm...
Giá bán: 13.500.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11198




Phường Tân Sơn Nhì nằm ở phía bắc quận Tân Phú, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp quận Tân Bình
Phía tây giáp phường Tân Quý
Phía nam giáp phường Tân Thành
Phía bắc giáp các phường Sơn Kỳ và Tây Thạnh.
Phường có diện tích 1,13 km², dân số năm 2021 là 42.327 người, mật độ dân số đạt 37.457 người/km².
Quận Tân Phú thuộc phía bắc trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp quận Tân Bình
Phía tây giáp quận Bình Tân
Phía nam giáp Quận 6 và Quận 11
Phía bắc giáp Quận 12.
Quận có diện tích 15,97 km², dân số năm 2019 là 485.348 người, mật độ dân số đạt 30.391 người/km².
Địa danh Tân Phú được hình thành cách đây hơn 50 năm, khi đó Tân Phú là một xã thuộc quận Tân Bình, tỉnh Gia Định. Xã Tân Phú được thành lập từ phần đất cắt ra của hai xã: Tân Sơn Nhì và Phú Thọ Hòa cùng quận. Quận Tân Bình khi đó gồm các xã: Bình Hưng Hòa, Phú Nhuận, Phú Thọ Hòa, Tân Phú, Tân Sơn Hòa, Tân Sơn Nhì, Vĩnh Lộc.
Sau năm 1975, quận Tân Bình giải thể, 2 xã Bình Hưng Hòa và Vĩnh Lộc được giao cho huyện Bình Chánh quản lý. Địa bàn 05 xã còn lại được chia thành 03 quận mới trực thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định trên cơ sở nâng cấp các xã cũ. Trong đó, quận Tân Sơn Nhì được thành lập trên cơ sở 3 xã: Tân Sơn Nhì, Phú Thọ Hòa và Tân Phú cũ.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai. Theo đó, tái lập quận Tân Bình trên cơ sở sáp nhập hai quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì.
Ngày 05 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính quận Tân Bình để thành lập quận Tân Phú và các phường trực thuộc, điều chỉnh địa giới hành chính một số phường thuộc quận Tân Bình. Theo đó:
Thành lập quận Tân Phú trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường 16, 17, 18, 19, 20; 110,23 ha diện tích tự nhiên và 23.590 nhân khẩu của phường 14; 356,73 ha diện tích tự nhiên và 26.414 nhân khẩu của phường 15 thuộc quận Tân Bình. Quận Tân Phú có 1.606,98 ha diện tích tự nhiên và 310.876 nhân khẩu.
Thành lập các phường thuộc quận Tân Phú:
Thành lập phường Tân Sơn Nhì trên cơ sở:
102,63 ha diện tích tự nhiên và 22.418 nhân khẩu của phường 14
2,63 ha diện tích tự nhiên và 464 nhân khẩu của phường 16
7,56 ha diện tích tự nhiên và 2.430 nhân khẩu của phường 17.
Phường Tân Sơn Nhì có 112,82 ha diện tích tự nhiên và 25.312 nhân khẩu.
Thành lập phường Tây Thạnh trên cơ sở 356,73 ha diện tích tự nhiên và 26.414 nhân khẩu của phường 15.
Thành lập phường Sơn Kỳ trên cơ sở 212 ha diện tích tự nhiên và 18.812 nhân khẩu của phường 16.
Thành lập phường Tân Quý trên cơ sở:
4,33 ha diện tích tự nhiên và 679 nhân khẩu của phường 14
174,16 ha diện tích tự nhiên và 41.764 nhân khẩu của phường 16.
Phường Tân Quý có 178,49 ha diện tích tự nhiên và 42.443 nhân khẩu.
Thành lập phường Tân Thành trên cơ sở:
3,27 ha diện tích tự nhiên và 493 nhân khẩu của phường 14
1,27 ha diện tích tự nhiên và 328 nhân khẩu của phường 16
94,95 ha diện tích tự nhiên và 28.994 nhân khẩu của phường 17.
Phường Tân Thành có 99,49 ha diện tích tự nhiên và 29.815 nhân khẩu.
Thành lập phường Phú Thọ Hòa trên cơ sở 123,22 ha diện tích tự nhiên và 31.461 nhân khẩu của phường 18.
Thành lập phường Phú Thạnh trên cơ sở 114 ha diện tích tự nhiên và 28.847 nhân khẩu của phường 18.
Thành lập phường Phú Trung trên cơ sở 89,65 ha diện tích tự nhiên và 38.397 nhân khẩu của phường 19.
Thành lập phường Hoà Thạnh trên cơ sở 93,08 ha diện tích tự nhiên và 21.278 nhân khẩu của phường 19.
Thành lập phường Hiệp Tân trên cơ sở 112,90 ha diện tích tự nhiên và 21.968 nhân khẩu của phường 20.
Thành lập phường Tân Thới Hòa trên cơ sở 114,60 ha diện tích tự nhiên và 26.129 nhân khẩu của phường 20.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính thành lập quận Tân Phú và các phường trực thuộc, quận Tân Phú có 1.606,98 ha diện tích tự nhiên và 310.876 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hòa, Phú Thạnh, Phú Trung, Hòa Thạnh, Hiệp Tân và Tân Thới Hòa.
Kinh tế: Năm 2007, giá trị sản xuất Công nghiệp toàn quận thực hiện 4.404,31 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2006 tăng 25,58%. Doanh thu thương mại và Dịch vụ đạt 9.946,11 tỷ đồng, tăng 29,04% so cùng kỳ năm 2006. Ngoài ra, thuế công thương nghiệp là 210,4 tỷ đạt 91,48% kế hoạch tăng 31,17% so với cùng kỳ.
Hiện nay quận đã hình thành đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại và nhiều siêu thị như AEON, Co.op Mart Thắng Lợi, Co.op Mart Vikamex, Bách Hóa Xanh,... và các chung cư cao tầng kết hợp với kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Trên địa bàn quận có Khu công nghiệp Tân Bình, tại phường Tây Thạnh.

[/tintuc]

[gia]9.600.000.000đồng[/gia]
[diachi]Tân Bình[/diachi]
[dientich]53m²[/dientich]
[ketcau]Mặt hẻm[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Phạm Văn Bạch, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 53 m²
Giá/ m²: 181,13 triệu/m²
Số phòng ngủ: 4 phòng
Hướng cửa chính: Đông Nam
Số phòng vệ sinh: 3 phòng
Tổng số tầng: 3
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà phố liền kề
Tình trạng nội thất: Nội thất cao cấp
Chiều ngang: 4 m
Chiều dài: 13.3 m
Diện tích sử dụng: 153 m²
Đặc điểm nhà/đất: Hẻm xe hơi,Nở hậu.
Vị trí: gần ga metro, cách ngã 3 Phạm Văn Bạch + Trường Chinh 200m. Xung quanh có đầy đủ tiện ích như Chợ, Siêu thị, Trạm y tế P.15, Uỷ Ban Phường, Trường tiểu học, Mầm non...
Hẻm nhựa rộng đẹp, an ninh, sạch sẽ, 2 xe hơi tránh nhau. Khu nhà lầu toàn dân tri thức, sống hoà đồng tình cảm.
Giá bán: 9.600.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11197





Phường 15 nằm ở phía bắc quận Tân Bình, có vị trí địa lý:
Phía đông và phía bắc giáp Phường 3, Phường 10, Phường 11, Phường 8, Phường 12, quận Gò Vấp
Phía tây giáp phường Tây Thạnh, quận Tân Phú và phường Đông Hưng Thuận, Quận 12
Phía nam giáp Phường 2, Phường 4, Phường 12 và Phường 13.
Phường có diện tích 10,13 km², dân số năm 2021 là 65.699 người, mật độ dân số đạt 6.485 người/km².
Quận Tân Bình thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp quận Phú Nhuận và Quận 3
Phía tây giáp quận Tân Phú với ranh giới là các tuyến đường Trường Chinh và Âu Cơ
Phía nam giáp Quận 10 (với ranh giới là đường Bắc Hải) và Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Thiên Phước, Nguyễn Thị Nhỏ và Âu Cơ)
Phía bắc giáp Quận 12 (với ranh giới là kênh Tham Lương) và quận Gò Vấp.
Quận có diện tích 22,43 km², dân số năm 2019 là 474.792 người, mật độ dân số đạt 21.168 người/km².
Lịch sử: Quận Tân Bình được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập vào năm 1957, là một quận thuộc tỉnh Gia Định lúc bấy giờ. Tuy nhiên, địa danh Tân Bình đã xuất hiện tại Nam Bộ cách đây hơn 300 năm, dưới thời chúa Nguyễn.
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Theo nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1975 của Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Sài Gòn - Gia Định, quận Tân Bình cũ bị giải thể. Các xã Vĩnh Lộc và Bình Hưng Hòa được giao cho huyện Bình Chánh quản lý (nay là các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, một phần xã Phạm Văn Hai của huyện Bình Chánh và các phường Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B của quận Bình Tân). Địa bàn 05 xã còn lại được chia thành 03 quận mới trực thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định trên cơ sở nâng cấp các xã cũ: quận Phú Nhuận (xã Phú Nhuận cũ), quận Tân Sơn Hòa (xã Tân Sơn Hòa cũ), quận Tân Sơn Nhì (bao gồm 3 xã: Tân Sơn Nhì, Tân Phú và Phú Thọ Hòa cũ).
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận Phú Nhuận, đồng thời giải thể các quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì để tái lập quận Tân Bình. Như vậy, quận Tân Bình được tái lập trên cơ sở sáp nhập quận Tân Sơn Hòa và Tân Sơn Nhì cũ, là quận có diện tích lớn nhất thành phố khi đó.
Ngoài ra, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận Tân Bình có 28 phường, đánh số từ 1 đến 28.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận Tân Bình trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

[/tintuc]

[gia]15.900.000.000đồng[/gia]
[diachi]Quận 6[/diachi]
[dientich]90m²[/dientich]
[ketcau]Mặt tiền[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Mặt tiền An Dương Vương, Phường 10, Quận 6, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 90 m²
Giá/m²: 176,67 triệu/m²
Số phòng ngủ: 4 phòng
Hướng cửa chính: Nam
Số phòng vệ sinh: 4 phòng
Tổng số tầng: 4 tầng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà mặt phố, mặt tiền
Tình trạng nội thất: Nội thất cao cấp
Chiều ngang: 4.5 m
Chiều dài: 20 m
Diện tích sử dụng: 250 m².
Bao gồm: Phòng Khách, Phòng Ăn, 2 phòng ngủ thường và 1 phòng ngủ Master, 1 phòng giải trí Karaoke sức chứa trên 20 người, 3 toilet thường và 1 Toilet Master. Nhà xe, kho, sân vườn. Kết cấu 1 trệt + 3 lầu.
Giá bán: 15.900.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11196





Phường 10 là một phường thuộc Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Phường 10 có diện tích 1,55 km², dân số năm 2021 là 25.165 người, mật độ dân số đạt 16.235 người/km².
Quận 6 thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp Quận 5 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn
Phía tây giáp quận Bình Tân với ranh giới là đường An Dương Vương
Phía nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ và kênh Ruột Ngựa
Phía bắc giáp Quận 11 (với ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng, Tân Hóa) và quận Tân Phú.
Quận 6 có tổng diện tích tự nhiên là 7,14 km2, chiếm 0,34% diện tích tự nhiên của toàn thành phố. Dân số tính đến ngày 01/4/2019 của Quận 6 là 233.561 người (thời điểm Tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2011), mật độ dân số bình quân 32.720 người/km2, trong đó nữ chiếm 52,71%. Địa bàn Quận 6 được chia thành 14 phường (Phường 01 – Phường 14 với 74 khu phố và 841 tổ dân phố); thành phần dân tộc, người Kinh chiếm 74,72%, người Hoa chiếm 24,64%, còn lại là người Chăm, Khơ - me, Tày, Nùng…Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “thương mại - dịch vụ - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp” đã được Đảng bộ Quận 6 xác định từ nhiệm kỳ VII (1996-2000), qua đó đã tạo sự chuyển biến rõ nét, tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2015-2020.
Lịch sử: Năm 1874, Pháp đổi tên hạt Tham biện thành Địa hạt. Năm 1876, Pháp xoá bỏ lục tỉnh mà phân chia thành bốn khu vực mang tính quân sự, trong đó vùng quận 6 thuộc khu vực Sài Gòn.
Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là "Địa phương") Sài Gòn - Chợ Lớn (Région Saigon - Cholon ou Région de Saigon - Cholon).
Ngày 22 tháng 9 năm 1941, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập thêm quận 6. Quận 6 khi đó thuộc khu vực thành phố Sài Gòn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới quận 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn - Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Lúc này, Quận 6 thuộc Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn.
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 6 (quận Sáu) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận 6 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 6 bao gồm 20 phường và đánh số từ 1 đến 20.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 6 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, theo Quyết định số 52-CP của Hội đồng Chính phủ về việc giải thể 3 phường: 3, 11 và 15, địa bàn 3 phường giải thể nhập vào các phường kế cận với số lượng phường trực thuộc còn 17:
Giải thể phường 3 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào các phường 1, 4 và 6
Giải thể phường 11 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào các phường 5, 10 và 12
Giải thể phường 15 để sáp nhập đất và dân cư của phường này vào các phường 14, 16 và 17
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể 17 phường hiện hữu để thay thế bằng 14 phường mới và đánh số từ 1 đến 14 với sự phân chia đơn vị hành chính và giữ ổn định cho đến ngày nay:
Sáp nhập một phần phường 16 cũ, một phần phường 17 cũ và phường 14 cũ thành phường 1.
Sáp nhập một phần của phường 6 cũ với một phần của phường 1 cũ thành phường 2.
Sáp nhập một phần phường 16 cũ với một phần phường 19 cũ thành phường 3.
Đổi tên phường 17 cũ (phần còn lại) thành phường 4.
Sáp nhập một phần của phường 1 cũ với phường 4 cũ thành phường 5.
Sáp nhập một phần của phường 6 cũ với phường 2 cũ thành phường 6.
Sáp nhập một phần phường 19 cũ với phường 20 cũ thành phường 7.
Sáp nhập một phần phường 20 cũ với phường 18 cũ thành phường 8.
Sáp nhập một phần phường 10 cũ với phường 9 cũ thành phường 9.
Đổi tên phường 13 cũ thành phường 10.
Sáp nhập một phần phường 12 cũ với phường 5 cũ thành phường 11.
Sáp nhập một phần phường 10 cũ với phần còn lại của phường 12 thành phường 12.
Đổi tên phường 7 cũ thành phường 13.
Đổi tên phường 18 cũ thành phường 14.
[/tintuc]

[gia]26.700.000.000đồng[/gia]
[diachi]Bình Tân[/diachi]
[dientich]325,5m²[/dientich]
[ketcau]Mặt tiền[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Mặt tiền Đường Tỉnh Lộ 10, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 325.5 m²
Giá/m²: 82,03 triệu/m²
Số phòng ngủ: nhiều hơn 10 phòng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà ngõ, hẻm
Chiều ngang: 9.3 m
Chiều dài: 35 m
Đặc điểm nhà/đất: Nở hậu.
Hiện đang cho thuê 20 phòng trọ (Thu nhập ổn định mỗi tháng, luôn cho thuê hết phòng).
Mặt tiền nhà là mặt tiền đường số 50 và 57 như hình, khu vực dân cư đông đúc, an ninh, giao thông rất thuận tiện, xung quanh còn có nhiều tiện ích như trường tiểu học, chợ, Bách Hóa Xanh, VinSmart, KCN, TTTM Aeon Mall Bình Tân, trường học các cấp, trung tâm anh ngữ quốc tế, rất thuận tiện cho các sinh hoạt hằng ngày.
Giá bán: 26.700.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11195



Phường Tân Tạo nằm ở phía tây quận Bình Tân, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp phường Bình Trị Đông B
Phía tây giáp huyện Bình Chánh
Phía nam giáp phường Tân Tạo A
Phía bắc giáp phường Bình Trị Đông A.
Phường có diện tích 5,06 km², dân số năm 2021 là 76.343 người, mật độ dân số đạt 15.087 người/km².
Quận Bình Tân được thành lập vào ngày 5 tháng 11 năm 2003 trên cơ sở tách 3 xã: Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Đây là quận đông dân nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là quận đông dân nhất trong số các quận thuộc các thành phố trực thuộc trung ương với dân số gần 800.000 dân, tương đương với một tỉnh.
Địa lý: Quận Bình Tân là một trong hai quận có diện tích lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là quận đông dân nhất thành phố, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp quận Tân Phú và Quận 6
Phía tây giáp huyện Bình Chánh
Phía nam giáp Quận 8 và huyện Bình Chánh
Phía bắc giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn.
Quận có diện tích 52,02 km², dân số là 784.173 người, mật độ dân số đạt 15.074 người/km².
Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng đông bắc tây nam, được chia làm hai vùng là vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3 - 4m, độ dốc 0 – 4 m tập trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hoà. Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm phường Tân Tạo và phường An Lạc.
Văn hóa & Xã hội: Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn lại là các dân tộc Khmer, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngoài…. Tôn giáo có Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo… trong đó Phật giáo chiếm 27,26% trong tổng số dân có theo đạo.
Kinh tế: Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, có Quốc lộ 1 chạy ngang qua vành ngoài của thành phố. ngoài ra còn có tuyến đường Hồng Bàng và Hùng Vương đi các quận nội thành. Đồng thời Bến xe Miền Tây là bến xe chính đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Quận Bình Tân có tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh, hầu như các phường không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế xã hội của quận phát triển nhanh theo hướng đô thị. Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Văn phòng BQL đặt tại phường Bình Hưng Hoà). Riêng khu công nghiệp giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất giày da, diện tích 58 ha.
Bình Tân còn có Đường Tên Lửa là trục xương sống nối giữa Tỉnh lộ 10 với đường Kinh Dương Vương, giáp ranh các xã Tân Tạo, Bình Trị Đông và thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh cũ (nay là quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh).
Hạ tầng: Hiện nay trên địa bàn quận Bình Tân đã và đang hình thành một số khu siêu đô thị mới như khu đô thị Ehome 3, GoHome Dream Residence, khu đô thị Smile Home, khu đô thị Tên Lửa Residence, khu đô thị Welife City, khu đô thị Akari City, khu đô thị Aio City,...
[/tintuc]

[gia]15.500.000.000đồng[/gia]
[diachi]Phú Nhuận[/diachi]
[dientich]53m²[/dientich]
[ketcau]Mặt tiền[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Mặt tiền Cù Lao, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích đất: 53 m²
Giá/m²: 292,45 triệu/m²
Số phòng ngủ: 4 phòng
Số phòng vệ sinh: 3 phòng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà mặt phố, mặt tiền
Chiều ngang: 3.65 m
Chiều dài: 14.6997 m
Diện tích sử dụng: 165.1999 m²
Đặc điểm nhà/đất: Nở hậu.
Giá bán: 15.500.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg11194






Phường 2 có diện tích 0,37 km², dân số năm 2021 là 10.820 người, mật độ dân số đạt 29.243 người/km².
Phường 2 là một khu vực yên tĩnh, thư thái và có chùa Phổ Quang, một ngôi chùa Phật giáo từ giữa thế kỷ 20, có mái đỏ nhiều tầng và sân trong yên bình. Công viên Hoàng Văn Thụ nằm bao quanh khu vực hồ câu cá và có những con đường đi bộ rợp bóng cây, ghế đá và các bức tượng điêu khắc. Gần Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất có các khách sạn tầm trung phục vụ du khách, cùng các nhà hàng đa dạng phục vụ từ món Việt Nam cao cấp đến các món thức ăn nhanh.
Quận Phú Nhuận có diện tích 4,86 km², dân số năm 2019 là 163.961 người, mật độ dân số đạt 33.737 người/km².
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó, sáp nhập Phường 12 vào Phường 11 và sáp nhập Phường 14 vào Phường 13.
Quận Phú Nhuận có 13 phường như hiện nay.
Thông tin thêm về các phường
Phường (ấp) Đông Nhứt cũ: các phường 1 và 2 hiện nay
Phường (ấp) Đông Nhì cũ: các phường 3, 4 và 5 hiện nay
Phường (ấp) Đông Ba cũ: phường 7 hiện nay
Phường (ấp) Tây Nhứt cũ: các phường 8 và 9 hiện nay
Phường (ấp) Tây Nhì cũ: các phường 10 và 11 hiện nay
Phường (ấp) Tây Ba cũ: phường 13 hiện nay
Phường (ấp) Trung Nhứt cũ: phường 15 hiện nay
Phường (ấp) Trung Nhì cũ: phường 17 hiện nay.
Cơ cấu kinh tế quận phát triển theo xu hướng dịch vụ thương mại, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các loại hình dịch vụ cao cấp như tài chính, tín dụng, văn phòng cho thuê, nhà ở cao cấp, dịch vụ du lịch…đang phát triển mạnh. Về công nghiệp phát triển các ngành sản xuất sạch, kỹ thuật cao.
Định hướng quy hoạch của quận là điều chỉnh quy hoạch theo hướng giảm mật độ, tăng chiều cao, dành đất phát triển hạ tầng xã hội. Trong đó, ưu tiên xây dựng nhà cao tầng, kết hợp chức năng ở và các loại hình dịch vụ qua việc kết hợp quy hoạch đồng bộ giữa công tác chỉnh trang giải tỏa xây dựng mới và phát triển mạng lưới giao thông.
Trung tâm hành chính của quận Phú Nhuận tập trung chủ yếu trên trục đường Nguyễn Văn Trỗi. Ngoài ra, các trung tâm giao dịch, dịch vụ và thương mại tập trung phát triển theo các tuyến đường chính như Nguyễn Văn Trỗi, Phan Xích Long, Hoàng Văn Thụ đến Phan Đăng Lưu, và từ Nguyễn Kiệm đến Phan Đình Phùng.
Trên địa bàn Phú Nhuận, từng quy tụ đến 72 chùa ở thế kỉ 19, con số đến ngày hôm này vẫn còn tồn tại. Ngoài ra, quận cũng là nơi được nhiều vị công thần triều Nguyễn, như Phan Tấn Huỳnh, Trương Tấn Bửu, Võ Tánh, Võ Di Nguy chọn làm chỗ an nghỉ. Ngoài ra, nhiều nơi, đã được công nhận di tích lịch sử như:
Di tích Quốc gia Đình Phú Nhuận (18 Mai Văn Ngọc, phường 10)
Di tích Quốc gia lăng Trương Tấn Bửu (41 Nguyễn Thị Huỳnh, phường 8)
Di tích Quốc gia lăng Võ Di Nguy (19 Cô Giang, phường 2)
Di tích lăng Võ Tánh (hẻm 19 Hồ Văn Huê, phường 9)
Di tích mộ Phan Tấn Huỳnh (hẻm 108 Huỳnh Văn Bánh, phường 12)
Di tích Phước Kiến Nghĩa Từ (đường Hoàng Minh Giám, phường 9)
Di tích nhà số 87A Trần Kế Xương (87A Trần Kế Xương, phường 7)
Di tích chùa Từ Vân (62 Phan Xích Long phường 1)
Di tích đền Hùng Vương (261/3 Cô Giang, phường 1)
Di tích chùa Phú Long (58 Huỳnh Văn Bánh, phường 15).
[/tintuc]





 


 

[gia]550.000.000đ/tháng[/gia]
[diachi]Quận 4[/diachi]
[dientich]5.400m²[/dientich]
[ketcau]Kho bãi[/ketcau]
[tintuc]
Cho thuê kho bãi 504 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4, TP Hồ Chí Minh
Diện tích: 5.400 m²
Loại hình: Mặt tiền
Diện tích sử dụng: 5.400 m²
+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh.
Giá cho thuê: 550.000.000 đồng/tháng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)
Hình ảnh thực tế: xtg1183







Phường 18 là một phường thuộc Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Phường 18 có diện tích 0,70 km², dân số năm 2021 là 9.911 người, mật độ dân số đạt 14.158 người/km².
Quận 4 có địa giới như một cù lao tam giác, xung quanh đều là sông và kênh rạch, là một quận thuộc nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và Quận 7 (qua kênh Tẻ)
Phía tây giáp Quận 1 và Quận 5 với ranh giới là kênh Bến Nghé
Phía nam giáp Quận 7 và Quận 8 với ranh giới là kênh Tẻ
Phía bắc giáp Quận 1 với ranh giới là kênh Bến Nghé.
Với diện tích 4,18 km², đây là quận nội thành nhỏ nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh và so với các quận ở Việt Nam. Dân số năm 2022 của quận là 199.329 người, mật độ dân số đạt 47.686 người/km², đông nhất so với các quận ở thành phố và cả nước.
Mạng lưới giao thông của Quận 4, chủ yếu dựa vào 6 trục đường chính: Nguyễn Tất Thành, Hoàng Diệu, Khánh Hội, Bến Vân Đồn, Tôn Đản và Đoàn Văn Bơ. Con đường lớn và quan trọng nhất ở quận là đại lộ Nguyễn Tất Thành xuyên suốt địa phận phía đông quận, trải dài trên 2km, qua Quận 1 và Cảng Sài Gòn, chếch theo hướng Tây Nam đi Nhà Bè. Bắt đàu từ cầu Khánh Hội và kết thúc là cầu Tân Thuận 1 và 2.
Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 4 (quận Tư) thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn - Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn - Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên quận 4 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 4 có 18 phường, đánh số từ 1 đến 18.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 4 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 26 tháng 8 năm 1982, theo Quyết định số 147-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải thể Phường 11 để sáp nhập vào Phường 8 với số phường trực thuộc còn 17.
Ngày 1 tháng 11 năm 1985, theo Quyết định số 258-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc:
Giải thể Phường 7, địa bàn sáp nhập vào Phường 6 và Phường 9
Giải thể Phường 17, địa bàn sáp nhập vào Phường 16 và Phường 18.
Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021). Theo đó, sáp nhập Phường 5 vào Phường 2 và sáp nhập Phường 12 vào Phường 13.
Quận 4 có 13 phường như hiện nay

[/tintuc]

[gia]12.500.000 đ/tháng[/gia]

[diachi]Quận 1[/diachi]

[dientich]50m²[/dientich]

[ketcau]Nhà phố[/ketcau]

[tintuc]

Cho thuê văn phòng 390 Nguyễn Công Trứ, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Diện tích: 50 m²

Tầng: Lầu 1

Loại hình: Mặt tiền

Tình trạng nội thất: Cho mượn

Diện tích sử dụng: 50 m²

+ Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh.

Giá cho thuê: 12.500.000 đồng/tháng. (Còn thương lượng)

Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Hình ảnh thực tế: xtg1182




Phường Cầu Ông Lãnh nằm ở phía nam Quận 1, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp phường Nguyễn Thái Bình

Phía tây giáp phường Cô Giang

Phía nam giáp phường 6 và phường 9, quận 4 với ranh giới là kênh Bến Nghé

Phía bắc giáp phường Phạm Ngũ Lão.

Phường có diện tích 0,23 km², dân số năm 2021 là 10.527 người, mật độ dân số đạt 45.769 người/km².

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Cầu Ông Lãnh là một phường thuộc quận 2 (quận Nhì), thành phố Sài Gòn.

Năm 1962, một phần diện tích và dân số của phường Cầu Ông Lãnh được tách ra để lập phường Bùi Viện.

Năm 1976, quận 2 được sáp nhập vào quận 1, phường Cầu Ông Lãnh giải thể và chia thành 4 phường là Phường 18, Phường 19, Phường 20 và Phường 21 thuộc Quận 1.

Ngày 28 tháng 12 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 184-HĐBT. Theo đó, đổi tên Phường 20 thành phường Cầu Ông Lãnh.

Phường Cầu Ông Lãnh có tổng số diện tích theo km2 0,2302 km2, dân số 15.033 người. Trụ sở UBND Phường Cầu Ông Lãnh đặt tại địa chỉ 60 Nguyễn Thái Học.

Tổng diện tích theo k2 là: 0,2302 km2

Tổng số dân: 15.033 người (2013). Trong đó Nữ: 8.173 người Mật độ: 65.304 người/km2

Vị trí địa lý

Phường Cầu Ông Lãnh có diện tích 22 ha, được bao bọc bởi các tuyến đường Võ Văn Kiệt – Yersin – Trần Hưng Đạo – Đề Thám; phía Đông giáp phường Nguyễn Thái Bình, phía Tây giáp phường Cô Giang, phía Nam là rạch Bến Nghé có cầu Ông Lãnh chạy qua giáp với phường 5 và phường 6 quận 4, phía Bắc giáp phường Phạm Ngũ Lão.

Trên địa bàn phường có 01 trường tiểu học (Nguyễn Thái Học), 03 trường Trung học cơ sở (Minh Đức, Đồng Khởi, Đăng Khoa), 01 cơ sở trường mầm non (Tuổi Hồng); 04 cơ sở tôn giáo gồm: Chùa Trường Thạnh, Chùa Bửu Hoa, Đình Nhơn Hòa, Nhà thờ thánh An Tôn.

Phường có 03 Khu phố, chia thành 05 khu dân cư với 50 tổ dân phố, trong đó:

- 03 khu dân cư văn hóa là khu dân cư 1A, khu phố 2 và khu dân cư 3B

- 02 khu dân cư tiên tiến là khu dân cư 1B và 3A

Tổng số có 3.122 hộ dân, 13.633 nhân khẩu.

Đảng bộ Phường có 115 đảng viên, sinh hoạt tại 11 chi bộ.

Phường có cầu ông lãnh.

Cầu Ông Lãnh là một cây cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh nối quận 1 và quận 4, có 14 nhịp với 3 làn xe mỗi bên với tổng chiều dài là 256,3 m, chiều rộng 10 m. Đây là cây cầu dài nhất bắc qua kênh Bến Nghé.

Cầu Ông Lãnh do Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (khi ấy đang đóng quân ở đồn Cây Mai-Thủ Thiêm) cho xây dựng. Ban đầu, cầu làm bằng gỗ, đến năm 1929, người Pháp cho xây lại bằng xi măng, dài 120m.

Năm 1874, một ngôi chợ được xây cất ở khu vực này, mang tên Chợ Cầu Ông Lãnh, chuyên bán trái cây tươi (hiện nay nằm trên đường Nguyễn Thái Học, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, gần mé sông bến Chương Dương, nay đổi tên thành đường Võ Văn Kiệt). Năm 1885, học giả Trương Vĩnh Ký đã viết rằng: chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác.

Nhưng có người lại bảo rằng: Mặc dù sau Hòa ước Giáp Tuất (1874), toàn Nam Kỳ đã thuộc Pháp nhưng nhà Nguyễn vẫn được phép đặt một lãnh sự quán ở Sài Gòn. Trụ sở ấy đóng tại góc đường Đề Thám-Trần Hưng Đạo ngày nay, và vị lãnh sự đầu tiên là ông Nguyễn Thành Ý (hiện còn tên đường ở phường ĐaKao, quận 1). Do ông này thường đi chiếc xe song mã qua lại khu vực chợ dưới bến Chương Dương, chỗ chiếc cầu neo đậu xuồng ghe của giới thương hồ, từ đó mới có tên gọi là chợ Cầu Ông Lãnh.

Tuy nhiên ý kiến của Trương Vĩnh Ký được nhiều người tin theo hơn., được thi công vào năm 1785 do ông Lãnh Binh Thăng chủ trì.

[/tintuc]

[gia]7.000.000.000đồng[/gia]
[diachi]Bình Tân[/diachi]
[dientich]136m²[/dientich]
[ketcau]Nhà phố[/ketcau]
[tintuc]
Bán nhà Đường Tây Lân, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh
Diện tích: 136 m²
Giá/m²: 51,47 triệu/m²
Số phòng ngủ: 4 phòng
Hướng cửa chính: Đông Nam
Số phòng vệ sinh: 3 phòng
Tổng số tầng: 3 tầng
Giấy tờ pháp lý: Đã có sổ
Loại hình nhà ở: Nhà ngõ, hẻm
Tình trạng nội thất: Tặng nội thất đầy đủ
Chiều ngang: 8 m
Chiều dài: 17 m
Diện tích sàn sử dụng: 175.9 m²
Đặc điểm nhà/đất: Hẻm xe hơi,Nở hậu
Tặng nội thất trong nhà
Ngoại quan: Thoáng mát và phong thuỷ cực tốt.
Thương lượng cho khách thiện chí chốt nhanh.
Giá bán: 7.000.000.000 đồng. (Còn thương lượng)
Hotline liên hệ trực tiếp: 0972 908 368 (24/7)

Phường Bình Trị Đông A nằm ở phía bắc quận Bình Tân, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp phường Bình Trị Đông
Phía tây giáp huyện Bình Chánh
Phía nam giáp các phường Tân Tạo và Bình Trị Đông B
Phía bắc giáp các phường Bình Hưng Hòa A và Bình Hưng Hòa B.
Phường có diện tích 4,66 km², dân số năm 2021 là 76.347 người, mật độ dân số đạt 16.383 người/km².
Quận Bình Tân được thành lập vào ngày 5 tháng 11 năm 2003 trên cơ sở tách 3 xã: Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam. Đây là quận đông dân nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là quận đông dân nhất trong số các quận thuộc các thành phố trực thuộc trung ương với dân số gần 800.000 dân, tương đương với một tỉnh.
Quận Bình Tân là một trong hai quận có diện tích lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là quận đông dân nhất thành phố, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp quận Tân Phú và Quận 6
Phía tây giáp huyện Bình Chánh
Phía nam giáp Quận 8 và huyện Bình Chánh
Phía bắc giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn.
Quận có diện tích 52,02 km², dân số là 784.173 người, mật độ dân số đạt 15.074 người/km².
Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng đông bắc tây nam, được chia làm hai vùng là vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3 - 4m, độ dốc 0 – 4 m tập trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hoà. Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm phường Tân Tạo và phường An Lạc.
Kinh tế: Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, có Quốc lộ 1 chạy ngang qua vành ngoài của thành phố. ngoài ra còn có tuyến đường Hồng Bàng và Hùng Vương đi các quận nội thành. Đồng thời Bến xe Miền Tây là bến xe chính đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Quận Bình Tân có tốc độ đô thi hoá diễn ra khá nhanh, hầu như các phường không còn đất nông nghiệp. Hiện nay nhiều mặt kinh tế xã hội của quận phát triển nhanh theo hướng đô thị. Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố quản lý là khu công nghiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Văn phòng BQL đặt tại phường Bình Hưng Hoà). Riêng khu công nghiệp giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất giày da, diện tích 58 ha.
Bình Tân còn có Đường Tên Lửa là trục xương sống nối giữa Tỉnh lộ 10 với đường Kinh Dương Vương, giáp ranh các xã Tân Tạo, Bình Trị Đông và thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh cũ (nay là quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh).
Hạ tầng: Hiện nay trên địa bàn quận Bình Tân đã và đang hình thành một số khu siêu đô thị mới như khu đô thị Ehome 3, GoHome Dream Residence, khu đô thị Smile Home, khu đô thị Tên Lửa Residence, khu đô thị Welife City, khu đô thị Akari City, khu đô thị Aio City,...
Hình ảnh thực tế: xtg11199







[/tintuc]